Bài Ôn tập chủ đề 4 trang 77, 68 SGK Công nghệ 11 Cánh diều

Kể tên các bước của quá trình sản xuất cơ khí.


CH1

Kể tên các bước của quá trình sản xuất cơ khí. Gia công cắt gọt, lắp ráp sản phẩm thuộc bước nào của quá trình sản xuất cơ khí?


Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức mục II trang 52 SGK để trả lời câu hỏi.


Lời giải chi tiết:

Các bước của quá trình sản xuất cơ khí gồm: Sản xuất phôi; chế tạo cơ khí; đóng gói và bảo quản.

Gia công cắt gọt, lắp ráp sản phẩm thuộc bước chế tạo cơ khí.



CH2

Trình bày quá trình sản xuất một số sản phẩm cơ khí đơn giản xung quanh em.


Phương pháp giải:

Tìm hiểu và vận dụng kiến thức thực tế để trả lời câu hỏi.


Lời giải chi tiết:

Quy trình sản xuất dao

Tạo phôi dao từ thép

Rèn và dùng búa đập vào phôi thép để tạo hình lưỡi dao.

Cạo lưỡi dao

Mài thô xong đến mài tinh để hoàn thành một chiếc dao hoàn chỉnh có thể đem sử dụng hoặc bán ra thị trường.



CH3

 Sắp xếp các hoạt động dưới đây vào đúng công việc của mỗi bước trong quá trình sản xuất cơ khí.


Chế tạo phôi

Lập quy trình chế tạo

Hoàn thiện sản phẩm

Khai thác quặng

Chuẩn bị chế tạo

Luyện kim

Lắp ráp các chi tiết

Gia công chi tiết

Kiểm tra

Đóng gói sản phẩm


Phương pháp giải:

  Tìm hiểu và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.


Lời giải chi tiết:

Sản xuất phôi: Khai thác quặng, Luyện kim, Chế tạo phôi

Chế tạo cơ khí: Lập quy trình chế tạo, Chuẩn bị chế tạo, Gia công chi tiết, Lắp ráp các chi tiết, Hoàn thiện sản phẩm, Kiểm tra

Đóng gói và bảo quản: Đóng gói sản phẩm



CH4

Các hoạt động dưới đây mô tả công việc nào của robot công nghiệp trong dây chuyền sản xuất tự động?

Nếu đạt yêu cầu, chi tiết sau gia công được xếp vào thùng thành phẩm. Ngược lại, chi tiết bị đưa vào thùng phế phẩm.

Điều khiển dụng cụ để thực hiện một nguyên công nào đó.

Chuyển phôi từ vị trí này đến vị trí khác và cấp, tháo phôi trên máy.

Được trang bị các cảm biến nhận diện hình ảnh để xác định dùng dạng loại chi tiết và thực hiện nhiệm vụ thích hợp đối với nó.


Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức mục II.2 trang 57 SGK để trả lời câu hỏi.


Lời giải chi tiết:

Kiểm tra: Nếu đạt yêu cầu, chi tiết sau gia công được xếp vào thùng thành phẩm. Ngược lại, chi tiết bị đưa vào thùng phế phẩm.

Gia công và xử lí bề mặt: Điều khiển dụng cụ để thực hiện một nguyên công nào đó.

Vận chuyển: Chuyển phôi từ vị trí này đến vị trí khác và cấp, tháo phôi trên máy.

Lắp ráp: Được trang bị các cảm biến nhận diện hình ảnh để xác định dùng dạng loại chi tiết và thực hiện nhiệm vụ thích hợp đối với nó.



CH5

Trình bảy các tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 trong tự động hoá quá trình sản xuất. 


Phương pháp giải:

 Vận dụng kiến thức mục II trang 61 SGK để trả lời câu hỏi.


Lời giải chi tiết:

Các tác động chính của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tác động đến tự động hoá quá trình sản xuất là:

-Nâng cao tính linh hoạt của quá trình sản xuất

-Giảm chi phí sản xuất

-Giám sát, điều chỉnh và cải tiến quy trình sản xuất

-Đảm bảo an toàn trong sản xuất



CH6

Nêu một số biện pháp để đảm bảo an toàn lao động trong sản xuất cơ khí.


Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức mục I.2 trang 65 SGK để trả lời câu hỏi.


Lời giải chi tiết:

Để đảm bảo an toàn lao động trong sản xuất cơ khi cần thực hiện đúng những biện pháp sau:

Mỗi thiết bị sản xuất phải có hồ sơ hướng dẫn về cấu tạo, hoạt động và cách thức lập ráp, vận hành, sửa chữa, bảo quản. Tại nơi lắp đặt thiết bị phải có bản quy tắc làm việc với thiết bị đó.

Cảnh báo vùng nguy hiểm có nguy cơ gây ra tai nạn lao động để người lao động biết và để phòng 

Nhà xưởng phải có cửa sổ hoặc cửa trời (bằng kinh và có lưới bảo vệ) để thông gió và chiếu sáng tự nhiên. Bố trí sắp xếp nhà xưởng, dương vận chuyển hợp lí, thuận tiện. — Trang bị đầy đủ các đồ dùng bảo hộ lao động cần thiết cho người lao động (hỉnh 14.6).

Thường xuyên tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về an toàn lao động cho công nhân, đồng thời xây dựng phương án dự phòng khi có sự cổ bất thường.

Người lao động thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các yêu cầu, quy định về an toàn lao động trong sản xuất cơ khí



CH7

Kể tên các dạng gây ô nhiễm môi trường trong sản xuất cơ khí.


Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức mục II.1 trang 66 SGK để trả lời câu hỏi.


Lời giải chi tiết:

Một số nguồn gây ô nhiễm từ quá trình sản xuất cơ khí ô

Khí thải và bụi:

Ô nhiễm không khí trong quá trình hàn, cắt kim loại,...

Bụi kim loại và hạt mài sinh ra trong quá trình cắt gọt kim loại, mà ....

Bụi sơn phát sinh trong quá trình sơn sản phẩm.

Nước thải: dung dịch bôi trơn, làm mát sử dụng khi gia công cắt gọt,

Tiếng ồn: tiếng ồn sinh ra chủ yếu từ các máy gia công.

Chất thải rắn: mảnh vụn kim loại, giẻ lau, bao bì, cặn dầu nhớt, thùng chứa hoá chất, thiết bị hư hỏng...



Bài giải tiếp theo