Bài I.5, I.6, I.7, I.8 trang 16 SBT Vật Lí 11
Giải bài I.5, I.6, I.7, I.8 trang 16 SBT Vật Lí 11. Biểu thức nào dưới đây là biểu thức định nghĩa điện dung của tụ điện?
Bài I.5
Biểu thức nào dưới đây là biểu thức định nghĩa điện dung của tụ điện?
A. \(\dfrac{F}{q}\) B. \(\dfrac{U}{d}\) C. \(\dfrac{A_{M\infty }}{q}\) D.\(\dfrac{Q}{U}\)
Phương pháp giải: Sử dụng biểu thức: \(C=\dfrac{Q}{U}\)
Giải chi tiết: Biểu thức định nghĩa điện dung của tụ điện: \(C=\dfrac{Q}{U}\)
Chọn đáp án: D
Bài I.6
q là một tua giấy nhiễm điện dương; q’ là một tua giấy nhiễm điện âm. K là một thước nhựa. Người ta thấy K hút được cả q lẫn q’. K được nhiễm điện như thế nào?
A. K nhiễm điện dương.
B. K nhiễm điện âm.
C. K không nhiễm điện.
D. Không thể xảy ra hiện tượng này.
Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức về chất dẫn điện và chất cách điện.
Giải chi tiết: K là một thanh nhựa và K hút được cả q lẫn q’ => K không nhiễm điện
Chọn đáp án: C
Bài I.7
Trên hình I.1 có vẽ một số đường sức của hệ thống hai điện tích. Các điện tích đó là:
A. Hai điện tích dương.
B. Hai điện tích âm.
C. Một điện tích dương, một điện tích âm.
D. Không thể có các đường sức có dạng như thế.
Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức đường sức từ của các điện tích.
Giải chi tiết: Các điện tích đó bao gồm một điện tích dương, một điện tích âm.
Chọn đáp án: C
Bài I.8
Tụ điện có điện dung C1 có điện tích q1 = 2.10-3C. Tụ điện có điện dung C2 có điện tích q2 = 1.10-3C. Chọn khẳng định đúng về điện dung của các tụ điện.
A. C1 > C2
B. C1 = C2
C. C1 < C2
D. Cả ba trường hợp A, B, C đều có thể xảy ra.
Phương pháp giải:
Sử dụng lý thuyết: Điện dung của tụ điện không phụ thuộc vào điện tích.
Giải chi tiết:
Vì điện dung của tụ điện không phụ thuộc vào điện tích, Nên điện dung của các tụ điện có thể xảy ra cả ba trường hợp như trên.
Chọn đáp án D.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Bài I.5, I.6, I.7, I.8 trang 16 SBT Vật Lí 11 timdapan.com"