Bài B Tự luận trang 100 SBT sử 8

Giải bài tập B trang 100 sách bài tập Lịch sử 8. Hoàn thành những nội dung trong bảng về cuộc kháng chiến chống Pháp


Câu 1

Hoàn thành những nội dung trong bảng sau về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta tại các chiến trường từ năm 1858 đến năm 1873.

Chiến trường

Cuộc kháng chiến của nhân dân ta

Đà Nẵng

 

Gia Định

 

Ba tỉnh miền Đông Nam Kì

 

Ba tỉnh Miền Tây Nam Kì

 

Phương pháp: Xem lại bài 24: Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873

Lời giải:

Chiến trường

Cuộc kháng chiến của nhân dân ta

Đà Nẵng

- Rạng sáng 1 - 9 - 1858, quân Pháp nổ súng mở đầu cuộc xâm lược nước ta.

- Quân dân ta, dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương, anh dũng chống trả. Quân Pháp bước đầu thất bại. Sau 5 tháng xâm lược, chúng chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà. Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp bước đầu thất bại.

Gia Định

- Tháng 2-1859, Pháp kéo vào Gia Định; 17-2-1859 Pháp tấn công thành Gia Định, quân triều đình chống cự yếu ớt rồi tan rã. Trong đó nhân dân địa phương tự động nổi lên chống giặc, khiến chúng vô cùng khốn đốn.

- Do phải tham gia chiến trường Trung Quốc vá Châu Âu, quân Pháp để lại 1.000 quân ở Gia Định, quân triều đình vẫn "thủ hiểm" ở Đại Đồn Chí Hòa. Đêm 23 rạng 24-2-1861 Pháp tấn công Đại Đồn Chí Hòa, Đại đồn Chí Hòa thất thủ sau đó Pháp chiếm Định Tường - Biên hòa - Vĩnh Long .

Ba tỉnh miền Đông Nam Kì

- Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu Hy Vọng trên sông Vàm Cỏ Đông (10-12-1861). Khởi nghĩa của Trương Định tại Gò Công kéo dài đến năm 1864 đã làm cho địch thất điên bát đảo.

- Khởi nghĩa của Trương Định ở Gò Công làm cho quân Pháp khốn đốn và gây cho chúng nhiều thiệt hại.

Ba tỉnh miền Tây Nam Kì

- Mặc dù triều đình ra sức ngăn cản nhưng phong trào kháng Pháp của nhân dân vẫn diễn ra sôi nổi, liên tục, dưới nhiều hình thức khác nhau:

+ Nhiều trung tâm kháng chiến ra đời: Đồng Tháp Mười, Tây Ninh với những tấm gương tiêu biểu như: Trương Quyền, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân,...

+ Một bộ phận dùng văn thơ lên án thực dân Pháp và tay sai, cổ vũ lòng yêu nước: Phan Văn Trị, Nguyễn Đình Chiểu. Nguyễn Thông,...

- Từ năm 1867 đến năm 1875, hàng loạt cuộc khởi nghĩa chống Pháp còn tiếp tục nổ ra ở Nam Kì.


Câu 2

Khái quát những nét chính về quá trình Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai và cuộc kháng chiến của nhân dân Bắc Kì chống thực dân Pháp xâm lược?

Phương pháp: Xem lại mục 1. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai (1882)mục 2. Nhân dân Bắc Kì tiếp tục kháng Pháp.

Lời giải:

* Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai (1882)

- Sau Hiệp ước Giáp Tuất (1874), làn sóng phản đối Hiệp ước diễn ra mạnh mẽ trong quần chúng. Đất nước rơi vào tình trạng kiệt quệ, nhân dân đói khổ, giặc cướp nổi lên khắp nơi. => Triều đình phải cầu cứu quân Pháp và quân Thanh đánh dẹp.

- Lấy cớ triều đình Huế vi phạm Hiệp ước năm 1874, tiếp tục giao thiệp với nhà Thanh, Pháp đem quân xâm lược Bắc Kì lần thứ hai.

- Diễn biến:

+ Ngày 3 - 4 - 1882, quân Pháp do Ri-vi-e chỉ huy đã kéo ra Hà Nội khiêu khích.

+ Ngày 25 - 4 - 1882, Ri-vi-e gửi tối hậu thư cho Tổng đốc thành Hà Nội là Hoàng Diệu buộc phải nộp thành. Không đợi trả lời, Pháp mở cuộc tiến công và chiếm thành Hà Nội, cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt từ sáng đến trưa, Hoàng Diệu thắt cổ tự vẫn.

+ Triều đình Huế vội cầu cứu nhà Thanh, cử người ta Hà Nội thương thuyết với Pháp; ra lệnh quân ta phải rút lên mạn ngược => quân Thanh ồ ạt kéo sang nước ta, đóng ở nhiều nơi.

+ Pháp nhanh chóng chiếm một số nơi khác như Hòn Gai, Nam Định và các tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Kì.

* Cuộc kháng chiến của nhân dân Bắc Kì

- Ở Hà Nội, nhân dân tự tay đốt nhà, tạo thành bức tường lửa chặn bước tiến của quân giặc.

- Tại các nơi khác, nhân dân tích cực đắp đập, cắm kè trên sông, làm hầm chông, cạm bẫy để ngăn bước tiến của quân Pháp.

- Ngày 19 - 5 - 1883, quân ta giành thắng lợi lớn trong trận Cầu Giấy lần thứ hai, Ri-vi-e bị giết tại trận.

 - Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai làm cho quân Pháp thêm hoang mang, dao động, chúng định bỏ chạy nhưng triều đình Huế lại chủ trương thương lượng với Pháp hi vọng chúng sẽ rút quân.

=> Ngày 25 - 8 - 1883, triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Hác-măng, thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì, Trung Kì.


Câu 3

Nguyên nhân khiến các quan lại, sĩ phu đưa ra những đề nghị cải cách là gì? Hãy kể tên những nhà cải cách tiêu biểu ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.

Phương pháp: Xem lại bài 28. Trào lưu cải cách Duy Tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX

Lời giải:

* Các quan lại, sĩ phu đưa ra các đề nghị cải cách vì:

- Đất nước đang trong tình trạng nguy khốn (Pháp mở rộng xâm lược; triều đình bảo thủ, lạc hậu: kinh tế kiệt quệ ; mâu thuẫn xã hội gay gắt...).

- Xuất phát từ lòng yêu nước.

- Các sĩ phu là những người thông thái, đi nhiều, biết nhiều, đã từng được chứng kiến sự phồn thịnh của tư bản Âu - Mĩ và thành tựu của nền văn hoá phương Tây.

* Những cải cách tiêu biểu:

- Trần Đình Túc và Nguyễn Huy Tế (1868): xin mở cửa biển Trà Lí (Nam Định).

- Đinh Vãn Điền (1868) xin đẩy mạnh việc khai khẩn đất hoang và khai mỏ, phát triển buôn bán, chấn chỉnh quốc phòng.

- Nguyễn Trường Tộ (1863 - 1871): đề nghị chấn chỉnh bộ máy quan lại. phát triển công, thương nghiệp và tài chính, chỉnh đốn võ bị, mở rộng ngoại giao, cải tổ giáo dục.

- Nguyễn Lộ Trạch (1877 - 1882): đề nghị chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước.

Bài giải tiếp theo