Bài 9. Một số ngành nghề cơ khí phổ biến trang 51, 52, 53, 54 SGK Công nghệ 8 Cánh diều

Quan sát Hình 9.1 và cho biết ngành nghề của những của những người thợ


Quan sát Hình 9.1 và cho biết ngành nghề của những của những người thợ trong hình.

 

Phương pháp giải:

Quan sát hình 9.1 để kể tên các ngành nghề cơ khí có trong hình.

Lời giải chi tiết:

a) Thợ hàn/ thợ cơ khí.

b) Thợ sửa chữa xe có động cơ.


KP1

Trình bày những đặc điểm của kĩ sư cơ khí.

Phương pháp giải:

Dựa vào nội dung của bài học để nêu ra các đặc điểm của kĩ sư cơ khí.

Lời giải chi tiết:

Kĩ sư cơ khí là những người có chuyên môn cao thuộc lĩnh vực thiết kế, chế tạo, bảo dưỡng máy móc và thiết bị cơ khí.

Môi trường làm việc: các viện nghiên cứu, nhà máy, công ty cơ khí.

Nơi đào tạo: các trường đại học kĩ thuật.


KP2

Kĩ sư ở Hình 9.2 đang thực hiện những công việc gì?

 

Phương pháp giải:

Quan sát hình 9.2 để xác định các công việc.

Lời giải chi tiết:

a) Thiết kế máy móc.

b) Vận hành và bảo trì hệ thống máy móc cơ khí.


KP1

Trình bày những đặc điểm của thợ vận hành máy móc công cụ.

Phương pháp giải:

Dựa vào nội dung bài học để trình bày các đặc điểm của thợ vận hành

Lời giải chi tiết:

Những đặc điểm của thợ vận hành máy móc công cụ:

  • Thợ vận hành máy móc công cụ là những người có tay nghề, sử dụng các máy móc công cụ để làm ra những chi tiết, sản phẩm cơ khí.
  • Môi trường làm việc: tại nhà máy, công ty sản xuất cơ khí.
  • Nơi đào tạo: trường dạy nghề, cao đẳng nghề.

KP2

Thợ vận hành máy móc công cụ ở Hình 9.3 đang thực hiện những công việc gì?

 

Phương pháp giải:

Quan sát hình 9.3 để xác định các công việc của thợ vận hành.

Lời giải chi tiết:

Thợ vận hành máy móc công cụ ở Hình 9.3 đang thực hiện những công việc:

a) Vận hành và giám sát máy gia công kim loại: máy tiện.

b) Vận hành và giám sát máy gia công kim loại điều khiển số.


KP1

Trình bày những đặc điểm của thợ sửa chữa xe có động cơ.

Phương pháp giải:

Dựa vào nội dung bài học để nêu đặc ddiemr của thợ sửa chữa xe động cơ.

Lời giải chi tiết:

Những đặc điểm của thợ sửa chữa xe có động cơ:

  • Thợ sửa chữa xe có động cơ là những người có tay nghề và hiểu biết chuyên môn về động cơ đốt trong, có nhiệm vụ kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa xe có động cơ (ô tô, xe máy).
  • Môi trường làm việc: Làm việc trực tiếp với động cơ, thiết bị cần được bảo dưỡng tại nhà máy, các trung tâm bảo hành, sửa chữa ô tô, xe máy.
  • Nơi đào tạo: trường dạy nghề, cao đẳng nghề, tại cơ sở sửa chữa.

KP2

Thợ sửa chữa xe có động cơ ở Hình 9.4 đang thực hiện những công việc gì?

 

Phương pháp giải:

Dựa vào hình 9.4 để xác định những công việc của thợ sửa chữa xe có động cơ.

Lời giải chi tiết:

Thợ sửa chữa xe có động cơ ở Hình 9.4 đang thực hiện những công việc:

a) Kiểm tra và bảo dưỡng ô tô.

b) Kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa xe máy.


KP1

Hãy liệt kê các yêu cầu về phẩm chất và năng lực đối với một số ngành nghề cơ khí.

Phương pháp giải:

Dựa vào nội dung bài học hãy liệt kê các yêu cầu về phẩm chất và năng lực của một số ngành nghề cơ khí.

Lời giải chi tiết:

1. Yêu cầu cơ bản về phẩm chất

Năng động, nhanh nhẹn.

Có đức tính kiên trì, nhẫn nại và tỉ mỉ.

Có niềm đam mê khám phá các sản phẩm cơ khí.

2. Yêu cầu cơ bản về năng lực

Kĩ sư cơ khí:

- Có kĩ năng tính toán, tư duy kĩ thuật, năng lực trong thiết kế.

- Có khả năng sử dụng các phần mềm thiết kế chuyên dụng.

- Nhạy bén trong quan sát và giải quyết các vấn đề khi gặp sự cố.

Thợ vận hành máy công cụ

- Hiểu biết, sử dụng thành thạo máy móc trong lĩnh vực làm việc.

- Có khả năng đọc hiểu các loại bản vẽ thiết kế, bản vẽ kĩ thuật.

- Hiểu biết về dung sai và đo lường.

Thợ sửa chữa xe có động cơ

- Có kiến thức về động cơ đốt trong.

- Có tay nghề để kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa ô tô, xe máy.

- Chịu được tác động của môi trường làm việc có nhiều hóa chất (xăng, dầu, chất thải,...).


KP2

Để có thể đáp ứng được công việc trong lĩnh vực cơ khí, em cần học tốt các môn học và tham gia hoạt động giáo dục nào?

Phương pháp giải:

Thông qua yêu cầu của nghề trong lĩnh vực cơ khí em hãy xác định các môn học cần học tốt để đáp ứng nhu cầu nghề nghiệp

Lời giải chi tiết:

Để có thể đáp ứng được công việc trong lĩnh vực cơ khí, em cần học tốt các môn học toán, khoa học tự nhiên và công nghệ; tham gia hoạt động giáo dục trải nghiệm, hướng nghiệp.


LT

Dựa vào các yêu cầu về phẩm chất và năng lực của một số ngành nghề cơ khí, em hãy tự đánh giá sự phù hợp của bản thân với một nghề cơ khí cụ thể mà em mong muốn.

Phương pháp giải:

Đánh giá theo năng lực của bản thân.

Lời giải chi tiết:

HS tự tiến hành đánh giá (có căn cứ vào yêu cầu về phẩm chất và năng lực của các ngành nghề thuộc lĩnh vực cơ khí).


VD

Lập kế hoạch phấn đấu của bản thân theo các yêu cầu nghề nghiệp trong lĩnh vực cơ khí. Trao đổi với người thân trong gia đình về kế hoạch đó và mong muốn nghề nghiệp của em sau này.

Phương pháp giải:

Dựa vào phẩm chất và năng lực của bản thân để đánh lập kế hoạch thực hiện mong muốn của mình.

Lời giải chi tiết:

HS tự tiến hành lập kế hoạch (có căn cứ vào yêu cầu về phẩm chất và năng lực của các ngành nghề thuộc lĩnh vực cơ khí).