Giải Bài 8: Lũy tre VBT Tiếng Việt 2 Kết nối tri thức với cuộc sống

Em thích hình ảnh nào nhất trong bài thơ? Viết các từ ngữ chỉ thời gian có trong bài thơ. Tìm và viết thêm những từ ngữ chỉ thời gian mà em biết. Điền uynh hoặc uych vào chỗ trống. Chọn a hoặc b. Xếp các từ ngữ (bầu trời, lấp lánh, trong xanh, ngôi sao, nương lúa, lũy tre, xanh, vàng óng, dòng sông) vào cột thích hợp. Dựa vào kết quả bài tập 6, trả lời các câu hỏi. Viết về việc làm của từng người trong tranh. Viết 3 – 5 câu kể về một sự việc em đã chứng kiến hoặc tham gia ở nơi em sống.


Câu 1

Em thích hình ảnh nào nhất trong bài thơ?

Phương pháp giải:

Em đọc lại bài đọc trong sách giáo khoa và trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Hình ảnh em thích nhất trong bài thơ là “Ngọn tre cong gọng vó/ Kéo mặt trời lên cao”


Câu 2

Viết các từ ngữ chỉ thời gian có trong bài thơ.

Phương pháp giải:

Em đọc bài đọc và tìm từ ngữ chỉ thời gian.

Lời giải chi tiết:

Từ ngữ chỉ thời gian trong bài thơ là: sớm mai, trưa, mặt trời xuống núi, đêm, sáng.


Câu 3

Tìm và viết thêm những từ ngữ chỉ thời gian mà em biết.

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Những từ ngữ chỉ thời gian: sáng sớm, giữa trưa, đêm khuya, chiều tối, xế chiều, rạng sáng.


Câu 4

Điền uynh hoặc uych vào chỗ trống.

- Các bạn chạy h….. h…… trên sân bóng.

- Nhà trường tổ chức họp phụ h…. vào chủ nhật.

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ các câu và điền vần thích hợp vào chỗ trống.

Lời giải chi tiết:

- Các bạn chạy huỳnh huỵch trên sân bóng.

- Nhà trường tổ chức họp phụ huynh vào chủ nhật.


Câu 5

a. Điền l hoặc n vào chỗ trống.

Những hạt mưa li ti

Dịu dàng và mềm mại

Gọi mùa xuân ở …ại

Trên mắt chồi xanh …on.

(Theo Nguyễn Lãm Thắng)

b. Điền iêt hoặc iêc vào chỗ trống.

Bé đi dưới hàng cây

Chỉ thấy vòm lá b….

Nhạc công vẫn mê say

Điệu bổng trầm tha th….

(Theo Nguyễn Lãm Thắng)

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ các câu thơ và điền chữ hoặc vần thích hợp.

Lời giải chi tiết:

a. Điền l hoặc n vào chỗ trống.

Những hạt mưa li ti

Dịu dàng và mềm mại

Gọi mùa xuân ở lại

Trên mắt chồi xanh non.

(Theo Nguyễn Lãm Thắng)

b. Điền iêt hoặc iêc vào chỗ trống.

Bé đi dưới hàng cây

Chỉ thấy vòm lá biếc

Nhạc công vẫn mê say

Điệu bổng trầm tha thiết.

(Theo Nguyễn Lãm Thắng)


Câu 6

Xếp các từ ngữ (bầu trời, lấp lánh, trong xanh, ngôi sao, nương lúa, lũy tre, xanh, vàng óng, dòng sông) vào cột thích hợp.

Từ ngữ chỉ sự vật

Từ ngữ chỉ đặc điểm

 

 

 

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ các từ trong ngoặc và xếp bào ô phù hợp.

Lời giải chi tiết:

Từ ngữ chỉ sự vật

Từ ngữ chỉ đặc điểm

Bầu trời, ngôi sao, nương lúa, lũy tre, dòng sông

Lấp lánh, trong xanh, xanh, vàng óng

 


Câu 7

Dựa vào kết quả bài tập 6, trả lời các câu hỏi sau:

a. Ngôi sao thế nào?

b. Dòng sông thế nào?

c. Nương lúa thế nào?

d. Bầu trời thế nào?

Phương pháp giải:

Em lựa chọn những từ ngữ chỉ đặc điểm ở bài tập 6 để trả lời câu hỏi cho phù hợp.

Lời giải chi tiết:

a. Ngôi sao thế nào?

- Ngôi sao lấp lánh.

b. Dòng sông thế nào?

- Dòng sông xanh.

c. Nương lúa thế nào?

- Nương lúa vàng óng.

d. Bầu trời thế nào?

- Bầu trời trong xanh.


Câu 8

Viết về việc làm của từng người trong tranh.

Phương pháp giải:

Em quan sát tranh và cho biết mọi người đang làm gì?

Lời giải chi tiết:

Trên nương, mỗi người một việc. Người lớn đánh trâu ra cày. Các cụ già nhặt cỏ, đốt lá. Mấy chú bé bắc bếp thổi cơm. Các bà mẹ tra ngô. Các em bé ngủ khì trên lưng mẹ.


Câu 9

Viết 3 – 5 câu kể về một sự việc em đã chứng kiến hoặc tham gia ở nơi em sống.

G:

Phương pháp giải:

Em dựa vào gợi ý để hoàn thành bài tập.

Lời giải chi tiết:

Tuần trước, em được cùng các bạn đi thăm công viên Thủ Lệ. Chúng em cùng nhau đi thăm các con vật trong vườn bách thú. Có rất nhiều con vật được nuôi ở đó như: con hổ, con voi, con hươu cao cổ,… Em rất vui khi được đi chơi cùng với các bạn.

Bài giải tiếp theo