Bài 6 trang 22 SBT sử 12

Giải bài tập 6 trang 22 sách bài tập Lịch sử 12. Những nét chính trong phong trào đấu tranh giành độc lập ở Ấn Độ


Đề bài

Hãy nêu những nét chính trong phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn Độ sau Chiến tranh thế giới thứ hai và phân tích ý nghĩa của phong trào đấu tranh này.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Xem lại mục II. Ấn Độ

Lời giải chi tiết

* Những nét chính: 

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc đấu tranh chống Anh đòi độc lập của nhân dân Ấn Độ phát triển mạnh mẽ.

- 19/2/1946 hai vạn thuỷ binh Bom-bay khởi nghĩa đòi độc lập dân tộc, được sự hưởng ứng của các lực lượng dân chủ.

- Ngày 22-02, ở Bom-bay, 20 vạn công nhân, học sinh, sinh viên bãi công, tuần hành, mít-tinh chống Anh. Lôi kéo quần chúng nổi dậy ở Can-cút-ta, Ma-đrát, Ka-ra-si.

- Ở nông thôn xung đột nông dân với địa chủ.

- Đầu năm 1947, 40 vạn công nhân Calcutta bãi công.

- Trước sức ép của phong trào, thực dân Anh phải nhượng bộ, trao quyền tự trị cho Ấn Độ. Theo kế hoạch Mao-bát-tơn, Ấn Độ được chia thành 2 nước tự trị: Ấn Độ (theo Ấn giáo), Pakistan (Hồi giáo).

- Đảng Quốc Đại lãnh đạo nhân dân Ấn Độ tiếp tục đấu tranh đòi độc lập. 

- Ngày 26/01/1950, Cộng hòa Ấn Độ thành lập.

* Ý nghĩa

- Tiêu biểu cho tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân Ấn Độ.

Sự thành lập nước Cộng hòa Ấn Độ đánh dấu thắng lợi to lớn của nhân dân Ấn Độ, có ảnh hưởng lớn đến phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

Bài giải tiếp theo
Bài 7 trang 23 SBT sử 12

Video liên quan