Bài 6 trang 137 SBT sử 11

Giải bài 6 trang 137 sách bài tập Lịch sử 11. Chứng minh phong trào yêu nước và cách mạng của nhân dân ta cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX diễn ra liên tục, sôi nổi và rộng khắp


Đề bài

Bằng những sự kiện lịch sử đã học, hãy chứng minh: phong trào yêu nước và cách mạng của nhân dân ta cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX (đến hết Chiến tranh thế giới thứ nhất) diễn ra liên tục, sôi nổi và rộng khắp.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Xem lại kiến thức đã học ở Phần Ba. Lịch sử Việt Nam (1858 - 1918)

Lời giải chi tiết

Cuối thế kỷ XIX, mặc dù triều đình phong kiến nhà Nguyễn ký các Hiệp ước Hác-măng năm 1883 và Patơnốt năm 1884, đầu hàng thực dân Pháp, song phong trào chống thực dân Pháp xâm lược vẫn diễn ra.

+ Phong trào Cần Vương (1885 - 1896), một phong trào đấu tranh vũ trang do Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết phát động, đã lan rộng nhất là ở Bắc Kỳ và Bắc Trung Kỳ.

+ Tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa: Ba Đình của Phạm Bành và Đinh Công Tráng (1881-1887), Bãi Sậy của Nguyễn Thiện Thuật (1883 - 1892) và Hương Khê của Phan Đình Phùng (1885-1895).

+ Cùng thời gian này còn nổ ra cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo, kéo dài đến năm 1913. 

=> Thất bại của phong trào Cần Vương chứng tỏ sự bất lực của hệ tư tưởng phong kiến trong việc giải quyết nhiệm vụ giành độc lập dân tộc do lịch sử đặt ra. 

- Đầu thế kỷ XX, Phan Bội Châu chủ trương dựa vào sự giúp đỡ bên ngoài, chủ yếu là Nhật Bản, để đánh Pháp giành độc lập dân tộc, thiết lập một nhà nước theo mô hình quân chủ lập hiến của Nhật.

+ Ông lập ra Hội Duy tân (1904), tổ chức phong trào Đông Du (1906-1908).

+ Việt Nam Quang phục Hội (1912).

- Phan Châu Trinh chủ trương dùng những cải cách văn hóa, mở mang dân trí, nâng cao dân khí, phát triển kinh tế theo hướng tư bản chủ nghĩa trong khuôn khổ hợp pháp, làm cho dân giàu, nước mạnh, buộc thực dân Pháp phải trao trả độc lập cho nước Việt Nam.

+ Ở Bắc Kì, mở trường học, giảng dạy và học tập theo những nội dung và phương pháp mới, tiêu biểu là trường Đông Kinh nghĩa thục Hà Nội.

+ Ở Trung Kỳ, có cuộc vận động Duy tân, hô hào thay đổi phong tục, nếp sống, kết hợp với phong trào đấu tranh chống thuế (1908).

=> Do những hạn chế về lịch sử, về giai cấp, nên Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, cũng như các sĩ phu cấp tiến lãnh đạo phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX không thể tìm được một phương hướng giải quyết chính xác cho cuộc đấu tranh giải phóng của dân tộc, nên chỉ sau một thời kỳ phát triển đã bị kẻ thù dập tắt.

=> Phong trào yêu nước và cách mạng của nhân dân ta cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX (đến hết Chiến tranh thế giới thứ nhất) diễn ra liên tục, sôi nổi và rộng khắp.

Bài giải tiếp theo