Bài 6. Ôn tập chủ đề Chất trang 25, 26 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
Em đã học được những gì từ chủ để Chất? Điều gì làm em thích nhất khi tìm hiểu về chủ đề này?
MĐ
Trả lời câu hỏi Mở đầu trang 25 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
Em đã học được những gì từ chủ để Chất? Điều gì làm em thích nhất khi tìm hiểu về chủ đề này?
Phương pháp giải:
Dựa vào nhận định của bản thân.
Lời giải chi tiết:
Em đã học được Vai trò của đất, thành phần đất, ô nhiễm, xói mòn đất, bảo vệ môi trường đất; Dung dịch và hỗn hợp, sự biến đổi của chất. Em thích nhất tìm hiểu về nội dung bảo vệ môi trường đất.
CH 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 25 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
Đọc thông tin trong hình 1 và nói với bạn về một trong những nội dung đã học trong chủ để Chất.
Phương pháp giải:
Đọc thông tin trong hình 1
Lời giải chi tiết:
Sự biến đổi của chất
- Chất rắn: Có hình dạng và chiếm khoảng không gian xác định.
- Chất lỏng: Không có hình dạng xác định và chiếm khoảng không xác định
- Chất khí: Không có hình dạng xác định và có thể lan ra theo mọi hướng và hiếm đầy không gian của vật chứa.
→ Khi tác động một lượng nhiệt thích hợp một số chất sẽ bị biến đổi và được biểu hiện qua sự thay đổi về màu sắc, mùi, vị,…
CH 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 26 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
Quan sát hình 2 và cho biết:
Vai trò của đất đối với cây lúa.
Lợi ích của việc trồng lúa trên ruộng bậc thang ở những vùng đất có độ dốc cao.
Phương pháp giải:
Quan sát hình 2
Lời giải chi tiết:
Vai trò của đất đối với cây lúa: Đất giúp cây lúa đứng vững, cung cấp khoáng chất và dinh dưỡng cần thiết, đồng thời giữ nước và cung cấp không gian cho hệ thống rễ phát triển.
Lợi ích của việc trồng lúa trên ruộng bậc thang ở những vùng đất có độ dốc cao: Ruộng bậc thang giúp giảm sự mòn đất do nước mưa, tăng khả năng giữ nước, giảm sự thoát nước và lưu thông nước tốt hơn. Điều này giúp duy trì độ ẩm cho cây trồng, làm giảm nguy cơ sạt lở đất, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc canh tác và quản lý ruộng.
CH 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 26 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
Quan sát hình 3 và cho biết bát nào chứa hỗn hợp. Trong các hỗn hợp đó, hỗn hợp nào là dung dịch? Giải thích.
Phương pháp giải:
Quan sát hình 3
Lời giải chi tiết:
- Bát thêm tỏi và ớt đã băm nhỏ, khuấy đều chứa hỗn hợp vì tạo thành từ hai chất trộn lẫn với nhau và mỗi chất giữ nguyên tính chất của nó.
- Bát cho đường (a) và bát thêm thìa giấm ăn, nước mắm (b) là dung dịch vì vì hỗn hợp chất lỏng là nước với chất rắn hoà tan là đường hoặc chất lỏng là giấm phân bố đều vào nhau tạo thành dung dịch.
CH 3
Trả lời câu hỏi 3 trang 26 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
Người ta thường nấu nước màu kho thịt, cá từ đường. Quan sát hình 4 và cho biết biến đổi nào đã diễn ra với đường trong quá trình nấu nước màu.
Phương pháp giải:
Quan sát hình 4
Lời giải chi tiết:
Người ta thường nấu nước màu kho thịt, cá từ đường. Quan sát hình 4 và biến đổi đã diễn ra với đường trong quá trình nấu nước màu: Nước đường từ màu trắng thành màu nâu và từ chất rắn thành chất lỏng.
CH 4
Trả lời câu hỏi 4 trang 26 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
Quan sát biến đổi của sô-cô-la trong hình 5, đề xuất cách làm đề tạo nên các viên sô-cô-la có nhiều hình dạng khác nhau.
Phương pháp giải:
Quan sát hình 5
Lời giải chi tiết:
Biến đổi của sô-cô-la trong hình 5: Socola được đun chảy từ chất rắn thành chất lỏng.
Cách làm đề tạo nên các viên sô-cô-la có nhiều hình dạng khác nhau: Sử dụng phương pháp đun chảy sô cô la và sau đó đổ vào các khuôn có hình dạng khác nhau để tạo ra các viên sô-cô-la đa dạng
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Bài 6. Ôn tập chủ đề Chất trang 25, 26 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức timdapan.com"