Bài 6. Khái quát về các phương pháp gia công cơ khí trang 29, 30 SGK Công nghệ 11 Cánh diều
Để tạo ra các chi tiết máy từ phôi cần phải thực hiện những công việc gì?
MĐ
Để tạo ra các chi tiết máy từ phôi cần phải thực hiện những công việc gì?
Phương pháp giải:
Tìm hiểu và vận dụng kiến thức thực tế để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Phôi là nguyên vật liệu chính để tạo ra các sản phẩm trong gia công cơ khí theo yêu cầu của khách hàng đã được thiết kế từ trước kích thước, mẫu mã. Ví dụ: Để sản xuất ra một chiếc ghế inox, nguyên liệu cần có là những tấm, thanh inox rời và các loại máy móc, thiết bị gia công. Phôi ở đây chính là những tấm, thanh inox, thép, nhôm,… còn quá trình tạo ra thành phẩm gọi là gia công cơ khí phôi inox, thép, nhôm,…
CH1
Phương pháp gia công cơ khí là gì?
Phương pháp giải:
Tìm hiểu kiến thức mục I trang 29 SGK để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Phương pháp gia công cơ khí là cách thức con người sử dụng sức lao động, máy móc tác động vào vật liệu cơ khí làm thay đổi hình dạng, kích thước, trạng thái hoặc tính chất của vật liệu để tạo ra các sản phẩm.
CH2
Quan sát hình 6.1 và cho biết vai trò của gia công cơ khí. Lấy ví dụ minh họa.
Phương pháp giải:
Quan sát hình vẽ và vận dụng kiến thức mục I trang 29 SGK để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
+ Cơ khí tạo ra các máy và các phương tiện thay lao động thủ công thành lao động bằng máy và tạo năng suất cao .
+ Cơ khí giúp cho lao động và sinh hoạt của con người trở nên nhẹ nhàng và thú vị hơn .
+ Nhờ có cơ khí, tầm nhìn của con người được mở rộng, chinh phục được thiên nhiên.
VẬN DỤNG: Một số sản phẩm cơ khí được chế tạo:
+ Máy vận chuyển
+ Máy gia công
+ Máy trong công trình văn hoá, sinh hoạt
+ Máy khai thác
+ Máy sản xuất hàng tiêu dùng
+ Máy nông nghiệp
+ Máy thực phẩm
+ Máy điện
+ Các loại máy khác…
CH3
Quá trình vận chuyển và kiểm đếm sản phẩm có phải là các quá trình gia công cơ khí hay không?
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức mục I trang 29 SGK để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Không phải là gia công cơ khí. Vì Gia công cơ khí được hiểu là quá trình các chủ thể sử dụng các loại máy móc, công nghệ áp dụng các nguyên lý để nhằm mục đích từ đó sẽ có thể tạo ra các sản phẩm có độ chính xác cao, và gia công cơ khí cũng có thể ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống con người. Nhắc đến khái niệm gia công cơ khí, chúng ta có thể liên tưởng đến các thao tác sử dụng máy tiếp xúc, tác động lên các bề mặt vật liệu gia công cụ thể có thể kể đến như: chất liệu inox, gia công cơ khí nhôm, sắt hay thép hay nhiều thao tác khác. Gia công cơ khí là một trong những lĩnh vực được nhà nước chú trọng đầu tư, khuyến khích phát triển.
CH1
Vì sao gọi là phương pháp gia công không phoi? Kể tên một số phương pháp gia công không phoi mà em biết.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức mục II trang 30 SGK và kiến thức thực tế để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Phương pháp gia công không phoi là quá trình gia công mà kim loại vẫn được giữ nguyên không phải thải ra. Nó gồm: tiện, phay, bào, khoan, mài...
CH2
Quan sát hình 6.2 và cho biết phương pháp nào là phương pháp gia công cắt gọt, gia công không phoi, gia công bằng máy và gia công bằng tay?
Phương pháp giải:
Quan sát hình 6.2 để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
a) Gia công không phôi
b) Gia công cắt gọt
c) Gia công bằng máy
d) Gia công bằng tay
CH3
Phân biệt sự khác nhau giữa phôi và phoi?
Phương pháp giải:
Tìm hiểu và vận dụng kiến thức thực tế để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Phoi: Trong ngành cơ khí, phoi là tầng vật liệu mỏng bị loại bỏ trong quá trình Gia công chi tiết bằng phương pháp cắt gọt, khi lớp kim loại bị biến dạng và tách ra khỏi chi tiết Gia công. Phoi có thể có nhiều hình dạng khác nhau tùy vào điều kiện cắt, vật liệu Gia công và các yếu tố khác. Các dạng phoi bao gồm phoi vụn, phoi xếp, phoi dây phụ thuộc vào tính cơ học của vật liệu và khả năng biến dạng của nó trong quá trình cắt gọt.
Phôi: Trong quá trình Gia công cơ khí, phôi đóng vai trò quan trọng như một nguyên liệu chính để tạo ra sản phẩm theo yêu cầu kích thước, mẫu mã của khách hàng đã được thiết kế từ trước. Phôi được sử dụng như một đối tượng sản xuất không thể thiếu trong bất kỳ quá trình Gia công cơ khí nào và là nguyên liệu cơ bản để tạo ra các sản phẩm cơ khí chất lượng cao.
=> Như vậy, phoi chính là những vật liệu bị dư thừa cần loại bỏ để tạo thành phôi.
CH4
So sánh sự khác nhau của phương pháp Gia công không phoi và phương pháp Gia công cắt gọt.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức mục II trang 30 SGK để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
*Phương pháp Gia công không phoi
- Vật liệu đầu vào sau khi trải qua quá trình Gia công không bị loại bỏ ra khỏi sản phẩm
- Sử dụng để Gia công chế tạo phôi hoặc các chi tiết yêu cầu về độ chính xác Gia công không cao
- Đúc, rèn, hàn, cán, ép, kéo, dập,…
* Phương pháp Gia công cắt gọt
- Sản phẩm hình thành nhờ bóc tách lớp vật liệu ra khỏi phôi trong quá trình Gia công
- Sử dụng để Gia công các chi tiết có độ chính xác cao
- Tiện, phau, khoan, mài, bào, xọc,…
CH5
Hãy kể tên một số sản phẩm xung quanh em được chế tạo bằng phương pháp Gia công cơ khí?
Phương pháp giải:
Tìm hiểu và vận dụng kiến thức thực tế để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Dao: Gia công bằng tay
Máy xay thịt: Gia công bằng máy
Nồi, xoong, chảo: Gia công bằng máy
Tủ lạnh, lò vi sóng: Gia công bằng máy
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Bài 6. Khái quát về các phương pháp gia công cơ khí trang 29, 30 SGK Công nghệ 11 Cánh diều timdapan.com"