Bài 6. Tự nhận thức bản thân - trang 22 SBT Giáo dục công dân 6 - Kết nối tri thức

Đọc một số cách tự nhận thức bản thân dưới đây và trả lời câu hỏi. Theo em, việc không tin tưởng vào bản thân, không cố gắng thực hiện mong muốn, ước mơ của bản thân sẽ có tác hại gì. Vì sao. Theo em việc quá tự tin vào bản thân sẽ có hậu quả gì. Vì sao. Em có nhận xét gì từ lời chia sẻ của Huy. Từ lời chia sẻ của Huy, em hãy rút ra bài học gì cho bản thân. Nga suy nghĩ vậy là đúng hay sai. Vì sao. Nếu là bạn của Nga, em khuyên bạn điều gì. Em thích cách viết nhật kí của bạn nào. Vì sao. Em hãy


Câu 1

Đọc một số cách tự nhận thức bản thân dưới đây và trả lời câu hỏi.

1/ Ghi lại những cảm xúc suy nghĩ, hành động mỗi ngày để rút kinh nghiệm và tự điều chỉnh hành động, việc làm.

2/ Liệt kê các điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để đặt ra những mục tiêu trong việc rèn luyện, phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu.

3/ Thuyết phục bạn bè, người thân chia sẻ những điều họ nghĩ về bạn.              

4/ Khi giao tiếp với những người bạn cảm thấy thoải mái, hãy hỏi họ những nhận xét về thái độ và hành động của mình.

5/ Tích cực tham gia các hoạt động tập thể.

Câu hỏi:

1/ Em đã thực hiện những cách nào? Nêu kết quả?

2/ Những cách nào em chưa thực hiện được? Vì sao?

Phương pháp giải:

Học sinh đọc các thông tin và trả lời câu hỏi      

1/ Học sinh đã thực hiện những cách nào trong các cách tự nhận thức bản thân trên

Ví dụ: Em chọn cách 5/ Tích cực tham gia các hoạt động tập thể.

=> Kết quả: Em đã giảm được 2 kg trong 1 tháng

2/ Học sinh chọn các cách mà em thực hiện được và giải thích vì sao

Lời giải chi tiết:

1/ Trong 5 cách trên em đã thực hiện một số cách đó là:

+ Liệt kê các điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để đặt ra những mục tiêu trong việc rèn luyện, phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu.

+ Thuyết phục bạn bè, người thân chia sẻ những điều họ nghĩ về bạn.                

+ Tích cực tham gia các hoạt động tập thể.

Khi thực hiện các cách trên đã đem lại cho em kết quả sau: 

+ Em đã nhận thức được điểm mạnh và điểm yếu của bản thân mình để phát huy điểm mạnh, đồng thời khắc phục điểm yếu.


Câu 2

Theo em, việc không tin tưởng vào bản thân, không cố gắng thực hiện mong muốn, ước mơ của bản thân sẽ có tác hại gì? Vì sao?

Phương pháp giải:

Học sinh áp dụng vào bản thân, việc không tin tưởng vào bản thân, không cố gắng thực hiện mong muốn, ước mơ của bản thân sẽ có tác hại gì cho bản thân mình.

Lời giải chi tiết:

- Theo em, việc không tin tưởng vào bản thân, không cố gắng thực hiện mong muốn, ước mơ của bản thân sẽ có tác hại là:

+ Làm cho bản thân mình luôn mặc cảm, tự ti, về bản thân và cho rằng mình không bằng các bạn khác

+ Không hiểu được bản thân, không xác định được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để đặt ra những mục tiêu trong việc rèn luyện, phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu để hoàn thiện bản thân mình.

+ Không xác định được định hướng cho mình, ước mơ của mình thì không đưa ra được mục tiêu phấn đấu cho bản thân

+ Dễ mắc các triệu chứng tâm lí không tốt như: trầm cảm, lo âu, mệt mỏi…


Câu 3

Theo em việc quá tự tin vào bản thân sẽ có hậu quả gì? Vì sao?

Phương pháp giải:

Học sinh vận dụng vào thực tế, nếu em quá tự tin vào bản thân sẽ dẫn đến hậu quả tự phụ, kiêu căng, không nhận thức đúng về điểm mạnh, cũng như không nhìn thấy điểm yếu của mình…

Lời giải chi tiết:

- Theo em việc quá tự tin vào bản thân sẽ có hậu quả là:

+ Quá tự tin vào bản thân dễ dẫn đến việc tự phụ, kiêu căng, không nhận thức đúng về điểm mạnh, cũng như không nhìn thấy điểm yếu của mình.

+ Không được nghe bạn bè nhận xét thật về bản thân mình, nên không khắc phục được những điểm yếu…

+ Thường cho mình là tài giỏi nên hay coi thường người khác, làm cho mối quan hệ bạn bè không được thân thiết, chân thành…


Câu 4

Khi chia sẻ với các bạn về kinh nghiệm học tập, Huy nói: “Thực ra mình không thông minh như các bạn nghĩ, thậm chí là còn chạm chạp. Vì hiểu rõ mình như vậy nên sau mỗi ngày đi học về, mình thường chi chép lại toàn bộ những nội dung được học và dành nhiều thời gian để tìm hiểu, mình nhờ anh trai giảng bài và tự hoàn thành. Có lẽ vì thế mà thành tích học tập của mình tiến bộ từng ngày”.

Câu hỏi:

1/ Em có nhận xét gì từ lời chia sẻ của Huy?      

2/ Từ lời chia sẻ của Huy, em hãy rút ra bài học gì cho bản thân?

Phương pháp giải:

Học sinh đọc thông tin và trả lời câu hỏi bên dưới

- Em nhận xét lời chia sẻ của Huy, Huy luôn hiểu rõ bản thân mình có khả năng gì, giỏi những gì và yếu ở đâu để cố gắng,…

- Học sinh tự rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân mình.

Lời giải chi tiết:

1/ Em có nhận xét gì từ lời chia sẻ của Huy?

Huy đã nhận biết được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân tìm cách khắc phục điểm yếu đó bằng sự cần cù, chịu khó và ham học hỏi để hoàn thiện bản thân mình…

2/ Từ lời chia sẻ của Huy, em hãy rút ra bài học gì cho bản thân?

- Từ lời chia sẻ của Huy, em đã rút ra bài học cho bản thân mình là:

+ Muốn hoàn thiện bản thân mình chúng ta cần phải biết tự nhận thức bản thân, xác định được được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, để đặt ra những mục tiêu trong việc rèn luyện, phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu của mình.

+ Bên cạnh đó chúng ta phải luôn cần cù, chịu khó, biết học hỏi và có thể tìm kiếm sự hỗ trợ từ người khác.


Câu 5

Dù mong muốn cố gắng học giỏi nhưng Nga luôn nghĩ rằng đó là điều rất khó với mình bởi theo Nga, những người học giỏi là những người thông minh. Vì vậy, Nga có cố gắng mấy cũng không thể học giỏi được.

Câu hỏi:

1/ Nga suy nghĩ vậy là đúng hay sai? Vì sao?

2/ Nếu là bạn của Nga, em khuyên bạn điều gì?

Phương pháp giải:

Học sinh đọc thông tin và trả lời câu hỏi

- Theo em thì Nga suy nghĩ điều rất khó với mình bởi theo Nga, những người học giỏi là những người thông minh có đúng hay sai

- Học sinh vận dụng thực tế đưa ra những lời khuyên dành cho Nga để bạn thay đổi tích cực hơn.

Lời giải chi tiết:

1/Nga suy nghĩ vậy là không đúng vì:

+ Mỗi người đều có điểm mạnh, điểm yếu khác nhau.

+ Mặc dù không thông minh, nhưng nếu thật sự cố gắng, kiên trì nỗ lực chúng ta sẽ ngày càng tiến bộ.

2/ Nếu là bạn của Nga, em sẽ khuyên bạn:

+ Muốn học giỏi cần phải chăm chỉ, kiên trì, chịu khó tích lũy kiến thức và ham học hỏi..

+ Cần phải biết rõ những điểm tốt, chưa tốt của bản thân để xây dựng cho mình kế hoạch tự hoàn thiện bản thân.

+ Thuyết phục bạn bằng việc lấy ví dụ về một số tấm gương khuyết tật, thiểu năng trí tuệ nhưng bằng sự nổ lực cố gắng hết mình họ đã thành công như thế nào…


Câu 6

Lan và Hoa thường có thói quen viết nhật kí. Hoa thường viết về những suy nghĩ mà không thể chia sẻ với ai trong cuộc sống, còn Lan thường viết ra những câu hỏi cho chính mình như: Hôm nay học được gì? Hôm nay gặp được ai? Hôm nay làm được gì có ích? Hôm nay có gì đặc biệt xảy ra không? Hôm nay cảm thấy thế nào?

 Câu hỏi: Em thích cách viết nhật kí của bạn nào? Vì sao?

Phương pháp giải:

Học sinh đọc các tình huống và đưa ra quan điểm lựa chọn cách viết nhật kí của Lan và Hoa, Hoa thường viết về những suy nghĩ mà không thể chia sẻ với ai trong cuộc sống, còn Lan thường viết ra những câu hỏi cho chính mình em thích cách viết của ai.

Lời giải chi tiết:

Cả hai cách viết nhật kí của các bạn đều tốt, sẽ giúp các bạn hiểu rõ về bản thân mình. Nhưng em thích cách viết nhật kí của bạn Lan hơn vì Lan viết những điều xảy ra hàng ngày, để từ đó có thể tự nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm về những hoạt động diễn ra hàng ngày…sẽ giúp mình hoàn thiện bản thân tốt hơn.


Câu 7

Em hãy sưu tầm và chia sẻ với các bạn về một tấm gương biết phấn đấu, rèn luyện để tự hoàn thiện bản thân. Em rút ra bài học gì từ tấm gương đó?

Phương pháp giải:

Học sinh liên hệ thực tế sưu tầm và chia sẻ với các bạn về một tấm gương biết phấn đấu, rèn luyện để tự hoàn thiện bản thân mà em đã từng nghe hoặc chứng kiến.

Lời giải chi tiết:

- Em đã sưu tầm về một tấm gương biết phấn đấu, rèn luyện để tự hoàn thiện bản thân đó là Đê-mốt-xten là nhà hùng biện tài ba nhất trong lịch sử Hy Lạp cổ đại. 

Ông sinh ra bản chất ốm yếu, nhút nhát, lại mắc chứng cà lăm, nói năng lắp bắp. 

Để luyện cái lưỡi đừng lắp bắp, ông ngậm sỏi trong miệng, ông nói trước sóng biển. Hàng ngày, ông cứ như thế, ngậm sỏi diễn thuyết trước ầm ầm tiếng sóng. Ông ngày ngày tập chạy lên dốc, vừa chạy vừa đọc thật to, đọc thuộc lòng, những đoạn văn dài. Ông tự giam mình suốt hai ba tháng trong hầm nhà để diễn thuyết một mình, như thử nói trước công chúng. Ông tập nói đi đôi với tập viết. Lúc đầu, nói chưa được, ông viết thuê cho các nhà hùng biện. Cách ông tập viết cũng ly kỳ. Ông chép tay tám lần cả quyển sử trứ danh, đọc thuộc lòng không vấp một chữ trong tác phẩm “Lịch sử chiến tranh ở Péloponnèse”. Văn chương, triết lý, quân sự, chiến lược... tất cả tinh hoa của Hy Lạp nằm cả trong tác phẩm này… Với sự cố gắng vượt lên chính mình, khắc phục những nhược điểm để bây giờ lịch sử đã ghi lại Đê-mốt-xten là một nhà hùng biện, nhà chính trị, nhà lãnh tụ tài ba.

- Em rút ra bài học từ Đê-mốt-xten là:

+ Muốn hoàn thiện bản thân mình chúng ta cần phải biết tự nhận thức bản thân, xác định được được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, để đặt ra những mục tiêu trong việc rèn luyện, phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu của mình.

+ Với ý trí và nghị lực phi thường ông Đê-mốt-xten đã khắc phục điểm yếu của mình, vươn   lên hoàn thiện bản thân mình thật đáng khâm phục. Ông là tấm gương sáng để cho các bạn học sinh noi theo.

Bài giải tiếp theo