Bài 58 : Em đã học được những gì ?

Giải Bài 58 : Em đã học được những gì trang 134 sách VNEN toán lớp 4 với lời giải dễ hiểu


Câu 1

Viết các số sau:

- Bảy triệu hai trăm ba mươi tư nghìn năm trăm linh tám.

- Hai trăm mười ba triệu sáu trăm hai mươi ba nghìn bốn trăm bảy mươi lăm. 

- Tám triệu không trăm ba mươi nghìn ba trăm bảy mươi.

Phương pháp :

Để viết các số, ta viết từ trái sang phải, hay từ hàng cao đến hàng thấp.

Cách giải :

Số “Bảy triệu hai trăm ba mươi tư nghìn năm trăm linh tám” được viết là \(7 \;234\; 508.\)

Số “Hai trăm mười ba triệu sáu trăm hai mươi ba nghìn bốn trăm bảy mươi lăm” được viết là \(213\; 623\; 475.\)

Số “Tám triệu không trăm ba mươi nghìn ba trăm bảy mươi” được viết là \(8 \;030\; 370.\)


Câu 2

Đặt tính rồi tính :

a) 62078 + 84573 ;                                    b) 495826 – 3944 ;

c) 3124 × 23 ;                                           d) 7168 : 56.

Phương pháp :

- Để thực hiện phép cộng, phép trừ hoặc phép nhân ta đặt tính sao cho các chữ số ở cùng một hàng thẳng cột với nhau, sau đó cộng, trừ hoặc nhân theo thứ tự từ phải sang trái.

- Để thực hiện phép chia ta đặt tính theo cột dọc, sau đó chia theo thứ tự từ trái sang phải.

Cách giải :


Câu 3

Tìm \(x\):

a) \(x\) × 45 = 5715;                                        b) 12615 : \(x\) = 29

Phương pháp :

Áp dụng các quy tắc :

a) Muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.

b) Muốn tìm số chia ta lấy số bị chia chia cho thương.

Cách giải :


Câu 4

Viết chữ số thích hợp vào ô trống :

a) \(46\square\) chia hết cho 9;

b) \(935\square\) chia hết cho 2 và 5.

Phương pháp :

Áp dụng dấu hiệu chia hết cho 2; 5; 9 :

- Các số có chữ số tận cùng là 0; 2; 4; 6; 8 thì chia hết cho 2.

- Các số có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5 thì chia hết cho 5.

- Các số có chữ số tận cùng là 0 thì chia hết cho cả 2 và 5.

- Các số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì chia hết cho 9.

Cách giải :

Giả sử chữ số cần điền vào ô trống là \(x\).

a) Đế số \(\overline{46x}\) chia hết cho \(9\) thì tổng các chữ số chia hết cho \(9\), hay \(4 + 6 + x =10+x\) chia hết cho \(9\).

Do đó \(x=8.\)

Viết chữ số \(8\) vào ô trống ta được số \(468.\)

b) Để số \(\overline{935x}\) chia hết cho cả \(2\) và \(5\) thì \(x=0.\)

Viết chữ số \(0\) vào ô trống ta được số \(9350.\)


Câu 5

Giải bài toán: 

Hai bao đường nặng 1 tạ 70kg. Bao nhỏ ít hơn bao lớn 30kg. Tính mỗi bao đường cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam.

Phương pháp :

- Đổi : 1 tạ 70kg = 170kg.

- Tìm số đường của mỗi bao theo công thức tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó :

Số lớn = (Tổng + Hiệu) : 2

Số bé = (Tổng – Hiệu) : 2.

Cách giải :

Đổi : 1 tạ 70kg = 170kg

Bao đường nhỏ cân nặng số ki-lô-gam là :

            (170 – 30) : 2 = 70 (kg)

Bao đường lớn cân nặng số ki-lô-gam là :

            170 – 70 = 100 (kg)

            Đáp số: Bao nhỏ : 70kg ;

                         Bao lớn : 100kg.


Câu 6

Cho hình tứ giác ABCD :

 

a) Viết tên cặp cạnh song song với nhau;

b) Viết tên các cặp cạnh vuông góc với nhau;

c) Viết tên các góc vuông, góc nhọn, góc tù trên hình vẽ.

Phương pháp :

- Quan sát kĩ hình vẽ đã cho để tìm các cặp cạnh song song với nhau, các cặp cạnh vuông góc với nhau.

- Quan sát kĩ hình vẽ và dựa vào đặc điểm của các góc để viết tên các góc vuông, góc nhọn, góc tù trên hình vẽ.

Cách giải :

a) Cặp cạnh song song với nhau là: AB và DC.

b) Cặp cạnh vuông góc với nhau là: AB và AD, AD và DC.

c) Các góc vuông, góc nhọn, góc tù trên hình vẽ :

Góc vuông đỉnh A; cạnh AB, AD ;

   Góc vuông đỉnh D ; cạnh DA, DC.

Góc nhọn đỉnh C; cạnh CB, CD.

Góc tù đỉnh B; cạnh BA, BC.

 

Bài giải tiếp theo