Bài 50.7, 50.8, 50.9, 50.10 trang 102, 103 SBT Vật lí 9

Giải bài 50.7, 50.8, 50.9, 50.10 trang 102, 103 SBT Vật lí 9. Ai trong số các người kể dưới đây không cần sử dụng kính lúp trong


Bài 50.7

Ai trong số các người kể dưới đây không cần sử dụng kính lúp trong công việc của mình?

A. Một người thợ sửa đồng hồ.

B. Một nhà nông nghiên cứu về sâu bọ.

C. Một nhà địa chất nghiên cứu sơ bộ một mẫu quặng.

D. Một học sinh đang đọc sách giáo khoa.

Phương pháp giải:

Sử dụng lý thuyết: Kính lúp dùng để quan sát những vật nhỏ.

Giải chi tiết:

Người không cần sử dụng kính lúp trong công việc của mình là: Một học sinh đang đọc sách giáo khoa vì một học sinh bình thường không dùng kính lúp để đọc sách.

Chọn đáp án: D


Bài 50.8

Thấu kính hội tụ có tiêu cự nào dưới đây không thể dùng làm kính lúp được?

A. 10 cm

B. 15 cm

C. 5 cm

D. 25cm

Phương pháp giải:

Sử dụng lý thuyết: Kính lúp là thấu kính hội tụ có tiêu cự nhỏ.

Giải chi tiết:

Thấu kính hội tụ không thể dùng làm kính lúp được là thấu kính có tiêu cự 25 cm. Vì khi tiêu cự lớn hơn hoặc bằng 25 thì số bội giác sẽ nhỏ hơn hoặc bằng 1 khi đó kính lúp sẽ mất tác dụng.

Chọn đáp án: D


Bài 50.9

Khi quan sát một vật nhỏ qua kính lúp, ta sẽ nhìn thấy ảnh như thế nào?

A. Một ảnh thật, ngược chiều vật.

B. Một ảnh thật, cùng chiều vật.

C. Một ảnh ảo, ngược chiều vật.

D. Một ảnh ảo, cùng chiều vật.

Phương pháp giải:

Sử dụng lý thuyết: Khi quan sát một vật nhỏ qua kính lúp ta thu được một ảnh ảo, lớn hơn vật và cùng chiều vật. 

Giải chi tiết: 

Khi quan sát một vật nhỏ qua kính lúp ta thu được một ảnh ảo, cùng chiều vật. 

Chọn đáp án: D


Bài 50.10

Trên giá đỡ của một thấu kính có ghi 2,5x. Đó là:

A. Một thấu kính hội tụ có tiêu cự 2,5 cm.

B. Một thấu kính phân kì có tiêu cự 2,5 cm.

C. Một thấu kính hội tụ có tiêu cự 10 cm.

D. Một thấu kính phân kì có tiêu cự 10 cm.

Phương pháp giải:

Sử dụng biểu thức: \( G= \dfrac{25}{f}\)

Giải chi tiết:

Thấu kính có tiêu cự là: \( f= \dfrac{25}{G}\)=>\(f = \dfrac{25}{2,5}=10cm\)

Chọn đáp án: C