Bài 5. Nhân giống vật nuôi trang 28, 29, 30, 31, 32 SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thức

Nhân giống vật nuôi là gì? Có những phương pháp nào thường được áp dụng trong nhân giống vật nuôi?


Nhân giống vật nuôi là gì? Có những phương pháp nào thường đuộc áp dụng trong nhân giống vật nuôi? Mục đích, ưu và nhược điểm của các phương pháp nhân giống vật nuôi?

 

Phương pháp giải:

Sử dụng internet, sách, báo,…kết hợp kiến thức thực tiễn đã biết và vận dụng kiến thức mục I, II, III SGK để trả lời câu hỏi.


Lời giải chi tiết:

* Nhân giống vật nuôi: là quá trình sinh sản và chọn lọc nhằm giữ lại và gây nuôi những vật nuôi giống là những động vật được con người nuôi nhốt.

* Các phương pháp thường áp dụng trong nhân giống vật nuôi:

- Nhân giống thuần chủng

- Lai giống.



CH1

Quan sát Hình 5.1 và hãy cho biết thế nào là nhân giống thuần chủng

 

Phương pháp giải:

Đọc thông tin mục I.1 SGK kết hợp quan sát Hình 5.1 để trả lời câu hỏi.


Lời giải chi tiết:

Nhân giống thuần chủng là cho giao phối giữa con đực và con cái thuộc cùng một giống để thiết lập và duy trì các tính trạng ổn định mà con vật sẽ truyền cho thế hệ tiếp theo.



CH1

Nêu mục đích của nhân giống thuần chủng. Phương pháp nhân giống thuần chủng thường áp dụng đối với đối tượng vật nuôi nào?

 

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức mục I.2 SGK để trả lời câu hỏi.


Lời giải chi tiết:

* Mục đích của nhân giống thuần chủng:

- Bảo tồn các giống vật nuôi quý hiếm.

- Phát triển, khai thác ưu thế của các giống vật nuôi nội.

- Phát triển về số lượng đối với giống nhập nội và củng cố các đặc tính mong muốn đối với giống mới gây thành.

* Phương pháp nhân giống thuần chủng thường áp dụng đối với đối tượng vật nuôi nội




CH2

Sử dụng internet, sách, báo, … để tìm hiểu vì sao phải nhân giống thuần chủng với các giống nhập nội.

 

Phương pháp giải:

Tra cứu trên internet, sách, báo,…kết hợp kiến thức thực tiễn đã biết ở địa phương em để trả lời câu hỏi.


Lời giải chi tiết:

Phải nhân giống thuần chủng với các giống nhập nội vì số lượng hiện nay còn ít, thiếu nguyên liệu cho các chương trình lai tạo.



CH3

Quan sát Hình 5.3 và cho biết thế nào là lai giống.

 

Phương pháp giải:

Vận dụng thông tin mục II.1 SGK kết hợp quan sát Hình 5.3 để trả lời câu hỏi.


Lời giải chi tiết:

Lai giống là cho giao phối giữa con đực và con cái thuộc các giống khác nhau để sinh ra đời sau mang vật chất di truyền từ nhiều giống khác nhau.


CH4

 Sử dụng internet, sách, báo, … hãy cho biết đặc điểm của thế hệ bố mẹ và con lai trong các phép lai của Hình 5.3.

 

Phương pháp giải:

Tra cứu trên internet, sách, báo,…kết hợp kiến thức thực tiễn đã biết và vận dụng Hình 5.3 để trả lời câu hỏi.


Lời giải chi tiết:

Trong phép lai ở Hình 5.3, bố mẹ thuộc các giống khác nhau, con sinh ra mang vật chất di truyền từ nhiều giống khác nhau.



CH1

 Quan sát Hình 5.4, hãy cho biết sự khác nhau giữa lai kinh tế đơn giản và lai kinh tế phức tạp.

 

Phương pháp giải:

Đọc thông tin mục II.2 SGK kết hợp quan sát Hình 5.4 để trả lời câu hỏi.


Lời giải chi tiết:

Sự khác nhau giữa lai kinh tế đơn giản và lai kinh tế phức tạp là:

- Lai kinh tế đơn giản có 2 giống tham gia.

- Lai kinh tế phức tạp có từ 3 giống trở lên tham gia.



CH2

 Hãy lấy ví dụ về những công thức lai kinh tế ở địa phương em.

 

Phương pháp giải:

Tìm hiểu và vận dụng kiến thức thực tế để trả lời câu hỏi.


Lời giải chi tiết:

Ví dụ về những công thức lai kinh tế ở địa phương em:

- Lai giữa gà trống Lương Phượng với gà mái Ri.

- Lai giữa vịt trống Anh Đào với vịt mái cỏ.



CH1

Quan sát Hình 5.6 và mô tả phương pháp lai cải tạo.

Phương pháp giải:

Quan sát hình 5.6 và vận dụng kiến thức mục II.2 SGK để trả lời câu hỏi.


Lời giải chi tiết:

Mô tả phương pháp lai cải tạo:

Con cái của giống địa phương lai giống với con đực giống cao sản, tạo ra thế hệ F1 mang đặc tính của cả bố và mẹ với tỉ lệ giống địa phương : giống cao sản là 1/2:1/2. Tiếp tục lai giống con cái F1 với con đực giống cao sản tạo ra thế hệ F2 với tỉ lệ giống địa phương : giống cao sản là 1/4:3/4. Tiếp tục lai giống con cái F2 với con đực giống cao sản tạo ra thế hệ F3 với tỉ lệ giống địa phương : giống cao sản là 1/8:7/8. Cho con đực và con cái thuộc thế hệ F3 tự giao nhau, vẫn tạo ra con với tỉ lệ giống địa phương : giống cao sản là 1/8:7/8.



CH1

 Sử dụng internet, sách, báo, … để tìm hiểu thêm về phương pháp lai cải tạo.

 

Phương pháp giải:

Tra cứu trên internet, sách, báo,…kết hợp kiến thức thực tế để trả lời câu hỏi.


Lời giải chi tiết:

Lai cải tạo giúp cải tạo giống địa phương có tầm vóc nhỏ, khả năng sản xuất thấp. Giống mới cơ bản vẫn mang đặc tính tốt về khả năng sản xuất của giống cao sản nhưng vẫn giữ được đặc tính tốt về khả năng thích nghi, chịu đựng kham khổ, chống chịu bệnh tật của giống địa phương.



CH2

Sử dụng internet, sách, báo, … để lấy thêm ví dụ về lai xa.

 

Phương pháp giải:

Tra cứu trên internet, sách, báo,…kết hợp kiến thức thực tiễn đã biết ở địa phương em để trả lời câu hỏi.


Lời giải chi tiết:

Lai xa giữa ngựa vằn với ngựa thường hoặc lừa ra ngựa vằn.

Lai xa giữa sư tử đực với hổ cái ra sư tử hổ.



CH3

So sánh nhân giống thuần chủng và lai giống. Cho ví dụ minh họa.

 

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức mục I, II SGK để trả lời câu hỏi.


Lời giải chi tiết:

- Nhân giống thuần chủng: là giao phối giữa con đực và con cái thuộc cùng một giống.

Ví dụ: nhân giống giống giữa con đực và con cái Lợn Móng Cái

- Lai giống: là giao phối giữa con đực và con cái thuộ



CH4

Hình dưới đây mô tả công thức lai giống nào?

 

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức mục II SGK kết hợp quan sát để trả lời câu hỏi.


Lời giải chi tiết:

Hình trên mô tả công thức của lai kinh tế.



CH5

 Đề xuất phương pháp nhân giống một loại vật nuôi phù hợp với thực tiễn chăn nuôi ở địa phương em.

 

Phương pháp giải:

Tìm hiểu và vận dụng kiến thức thực tế để trả lời câu hỏi.


Lời giải chi tiết:

Ở địa phương em chủ yếu chăn nuôi với mục đích thương phẩm. Do đó, em nghĩ áp dụng phương pháp lai kinh tế là hiệu quả nhất.