Bài 5. Bệnh dịch và tác nhân gây bệnh ở người - Chuyên đề học tập Sinh 11 Kết nối tri thức

Cúm, Covid-19, tả, sốt rét,... là những bệnh dịch phổ biến ở người. Vậy bệnh dịch là gì? Tác nhân nào gây nên bệnh dịch?


CH tr 25

CH1.

Cúm, Covid-19, tả, sốt rét,... là những bệnh dịch phổ biến ở người. Vậy bệnh dịch là gì? Tác nhân nào gây nên bệnh dịch?

Phương pháp:

Khái niệm về bệnh dịch

Giải chi tiết:

Bệnh dịch là sự lây lan nhanh chóng của một bệnh truyền nhiễm với số lượng lớn những người bị nhiễm trong một cộng đồng hoặc một khu vực trong vòng một thời gian ngắn, thường là hai tuần hoặc ít hơn.

Các tác nhân:

  • Các yếu tố độc lực

  • Sự bám dính của vi khuẩn

  • Đề kháng kháng sinh

  • Khiếm khuyết trong cơ chế bảo vệ của vật chủ 

CH2.

Bệnh truyền nhiễm là gì? Khi nào bệnh truyền nhiễm trở thành đại dịch?

Phương pháp:

Các bệnh gây ra bởi virus, vi khuẩn, vi nấm, ký sinh trùng có khả năng lan truyền từ người này sang người khác hoặc từ động vật sang người gọi là bệnh truyền nhiễm.

Giải chi tiết:

  • Các bệnh gây ra bởi virus, vi khuẩn, vi nấm, ký sinh trùng có khả năng lan truyền từ người này sang người khác hoặc từ động vật sang người gọi là bệnh truyền nhiễm.

  • Bệnh dịch là bệnh truyền nhiễm có khả năng lây lan mạnh trong cộng đồng và tạo thành dịch. Bệnh truyền nhiễm trở thành dịch bệnh (epidemic) khi bệnh bùng phát và lây lan trong cộng đồng ở cấp độ địa phương và có chiều hướng “mất kiểm soát”. Nếu một căn bệnh mới xuất hiện và lây lan ra các châu lục khác hoặc trên toàn thế giới thì Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) sẽ tuyên bố đó là đại dịch (pandemic).


CH tr 28

CH1.

Nêu tác nhân gây bệnh, triệu chứng và hậu quả của một số bệnh dịch ở người.

Phương pháp:

Một số dịch bệnh ở người là: cúm, tả, sồ rét, ...

Giải chi tiết:

* Bệnh cúm:

- Tác nhân: 4 chủng virus cúm A, B, C, D

- Triệu chứng: sốt vừa đến cao, ớn lạnh, đau đầu, chóng mặt, đau nhức cơ bắp, mệt mỏi toàn thân, buồn nôn, tiêu chảy, ...

- Hậu quả: 

+ Bệnh cúm có những dấu hiệu dễ nhầm lẫn với cảm thông thường, do đó rất nhiều người chủ quan, xem nhẹ, không điều trị hoặc điều trị trễ khi bệnh chuyển nặng, có thể gây biến chứng nguy hiểm đường hô hấp như viêm phổi, suy hô hấp. Cúm còn là khởi nguồn của viêm tai giữa, viêm xoang, viêm đường tiết niệu… nếu không được điều trị kịp thời.

+ Phụ nữ mang thai nếu nhiễm cúm trong 3 tháng đầu thai kỳ thì rất nguy hiểm. Đây là giai đoạn thai nhi bắt đầu hình thành và phát triển nhiều bộ phận của cơ thể, do đó nếu người mẹ mắc cúm trong giai đoạn này sẽ có nguy cơ dị tật thai nhi, sảy thai hoặc thai lưu.

+ Biến chứng của bệnh cúm nguy hiểm nhất là hội chứng Reye (gây sưng phù ở gan và não), thường gặp nhất ở trẻ trong độ tuổi 2 – 16. Mặc dù đây là hội chứng rất hiếm gặp nhưng gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, tỷ lệ tử vong cao. Biến chứng này có thể xuất hiện chỉ sau vài ngày bị cúm, khi các triệu chứng cúm có dấu hiệu giảm dần, trẻ đột nhiên nôn mửa, mê sảng, co giật, chuyển sang hôn mê sâu rồi tử vong.

* Sốt rét:

- Tác nhân: Có 5 loài ký sinh trùng gây bệnh sốt rét thuộc họ Plasmodium) ở người gồm: P.vivax, P.falciparum (đây là 2 loài nguy hiểm), P.malariae, P.ovale (2 loài ít nguy hiểm hơn) và P. knowlesi (chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á, chủ yếu trên khỉ nhưng cũng có thể gây bệnh sốt rét nặng cho người). Riêng Việt Nam có 3 loại: P. falciparum, P.vivax và P.malariae. Những ký sinh trùng này truyền bệnh thông qua vật chủ trung gian là muỗi Anophen (Anopheles).

- Triệu chứng: sốt, ớn lạnh, đau đầu, đau bụng, mệt mỏi, thở nhanh, nhịp tim nhanh, ho, mệt mỏi, đau cơ khớp, tiêu chảy, nặng có thể bị rối loạn ý thức (mơ sảng, nói lẩm bẩm, ngủ li bì), rối loạn tiêu hóa (ói mửa, buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng), đau đầu dữ dội, nhìn lờ đờ, da tái xanh, ...

- Hậu quả: 

+ Sốt rét thể não: Các mạch máu nhỏ không thể lưu thông đến não do các tế bào máu chứa đầy ký sinh trùng bị bít lại, dẫn đến phù não, tổn thương não. Người bệnh có dấu hiệu co giật và hôn mê. Riêng trẻ em dễ mất máu và tổn thương não, đối diện nguy cơ suy giảm thần kinh và nhận thức, rối loạn hành vi, động kinh.
+ Phù phổi: Cơ thể người bệnh tích tụ các dịch tiết gây phù phổi, khó thở, dễ dẫn đến tử vong.
Suy nội tạng: Suy thận, suy gan hoặc vỡ lá lách khiến cơ thể rơi vào nguy kịch.
+ Thiếu máu: Cơ thể không có đủ tế bào hồng cầu làm nhiệm vụ đưa oxy đi nuôi các mô trong cơ thể.
+ Hạ đường huyết: Người bệnh đối diện hôn mê, thậm chí tử vong bởi tình trạng hạ đường huyết xảy ra. Người bệnh bị hạ đường huyết không chỉ do bệnh gây ra mà còn do tác dụng phụ của thuốc quinin điều trị sốt rét.

+ Bệnh sốt rét nặng có thể tiến triển rất nhanh chóng và sớm tử vong trong vài giờ đến vài ngày. Với hầu hết các ca bệnh nặng, tỷ lệ tử vong có thể lên đến 20% do đó cần chăm sóc và điều trị đặc biệt.

CH2.

Vì sao các bệnh do virus, vi khuẩn, kí sinh trùng dễ phát triển thanh dịch hoặc đại dịch?

Phương pháp:

Nhiều loại virus, vi khuẩn, kí sinh trùng có thể phát tán ra ngoài môi trường và tồn tại ở ngoại cảnh trong một thời gian nhất định. Gặp điều kiện ngoại cảnh thích hợp để tồn tại chúng có khả năng sinh sôi và lây truyền sang nhiều người.

Giải chi tiết:

Thời gian từ khi bị nhiễm virus cho tới khi khởi phát bệnh là rất khác nhau và tùy thuộc vào từng loại virus, tùy thuộc vào cá thể người nhiễm virus. Một số người nhiễm virus nhưng hoàn toàn không biểu hiện bệnh (người lành mang virus), và là nguồn chứa virus quan trọng. Tương tự, thời gian từ khi virus lây nhiễm vào người cho đến khi virus có khả năng phát tán ra ngoài để tiếp tục lây nhiễm cho những người khác cũng rất khác nhau.

CH3.

Kể tên một số bệnh dịch từng xuất hiện ở địa phương nơi em sinh sống và nêu tác nhân gây ra các bệnh dịch đó.

Phương pháp:

Dựa vào kiến thức thực tế của bản thân

Một số bệnh dịch ở địa phương: tả, sốt xuất huyết, cúm, ...

Giải chi tiết:

  • Bệnh dịch Covid-19: tác nhân là virus corona.

  • Bệnh dịch Cúm: tác nhân là virus cúm A, B, C