Bài 4. Bệnh dịch và tác nhân gây bệnh ở người - Chuyên đề học tập Sinh 11 Cánh diều
Phân biệt bệnh và bệnh dịch
CH tr 25
CH1.
Phân biệt bệnh và bệnh dịch |
Phương pháp:
Khái niệm về bệnh, bệnh dịch
Giải chi tiết:
- Bệnh là sự rối loạn, suy giảm hay mất chức năng của một số tế bào, mô, cơ quan, bộ phận trong cơ thể, được biểu hiện bằng các triệu chứng như rối loạn về thể chất, sinh lí, tâm lí hay hành vi của một cá thể.
- Bệnh dịch là khi bệnh đó phát triển rộng trong cộng đồng và gây những tổn hại lớn về sức khỏe, kinh tế và an ninh xã hội
CH2.
Kể tên một số bệnh dịch gây thiệt hại lớn cho xã hội loài người. Nêu dẫn chứng về những thiệt hại đó |
Phương pháp:
Kể tên một số bệnh dịch
Giải chi tiết:
- Ví dụ: SARS-CoV-2, dịch HIV/AIDS, dịch tả, dịch cúm A, dịch sởi, dịch hạch
- Thiệt hại về bệnh dịch hạch do vi khuẩn Yersinia pestis gây ra
+ Làm chết hơn 40 triệu người (chiếm 50% dân số thế giới)
+ Làm chết nhiều gia súc, gia cầm,...
+ Thiệt hại về kinh tế
CH tr 26
CH1.
Quan sát hình 4.1 và cho biết các bệnh dịch phổ biến trong thời gian gần đây thường xuất phát ở những khu vực nào và do tác nhân gây bệnh nào |
Phương pháp:
Quan sát hình 4.1
Giải chi tiết:
- Dịch tả: do vi trùng Vibrio cholerae gây ra, xuất phát từ tiểu lục địa Ấn Độ
- HIV/AIDS: do virus HIV, xuất phát từ Trung Phi
- Covid-19: do SARS-CoV-2, xuất phát từ thành phố Vũ Hán thuộc miền Trung Trung Quốc
- Cúm H5N1: do virus H5N1, xuất phát từ Nam Phi
- Dịch Ebola: do virus ebola, xuất phát từ Châu Phi
- Sốt xuất huyết: do virus Dengue, xuất phát từ châu Á, châu Phi, Nam mỹ
- Đậu mùa khỉ: do virus đậu mùa khỉ thuộc giống Orthopoxvirus trong họ Poxviridae, xuất phát ở Tây Phi
CH2.
Kể tên một số bệnh dịch gây thiệt hại lớn cho xã hội loài người. Nêu dẫn chứng về những thiệt hại đó |
Phương pháp:
Ví dụ: SARS-CoV-2, dịch HIV/AIDS, dịch tả, dịch cúm A, dịch sởi, dịch hạch
Giải chi tiết:
- Ví dụ: SARS-CoV-2, dịch HIV/AIDS, dịch tả, dịch cúm A, dịch sởi, dịch hạch
- Thiệt hại về bệnh dịch hạch do vi khuẩn Yersinia pestis gây ra
+ Làm chết hơn 40 triệu người (chiếm 50% dân số thế giới)
+ Làm chết nhiều gia súc, gia cầm,...
+ Thiệt hại về kinh tế
CH tr 27
CH1.
Prion được hình thành như thế nào? Cho biết cơ chế gây bệnh của prion |
Phương pháp:
Lý thuyết prion
Giải chi tiết:
- Prion hình thành do sự cuộn xoắn không chính xác của protein bình thường (kí hiệu PrPc) có trong cơ thể, kết quả hình thành protein gây bệnh
- Cơ chế "nhân lên" của các PrPsc là do các protein gây bệnh đã liên kết với các protein bình thường và kích thích chúng thành dạng protein gây bệnh. PrPc xuất hiện ở nhiều loại tế bào, đặc biệt nhiều ở tế bào của hệ thần kinh trung ương. Các protein gây bệnh sẽ làm cho các tế bào thần kinh trung ương bị chết và hình thành các khoảng trống ở não
CH2.
Trong các bệnh do prion gây ra được trình bày ở bảng 4.1, loại bệnh nào sẽ chịu tác động của ngoại cảnh nhiều nhất? Giải thích |
Phương pháp:
Quan sát bảng 4.1 |
Giải chi tiết:
Bệnh sporadic CJD tự phát là chịu tác động của ngoại cảnh nhiều nhất. Chiếm đến 85% trường hợp và là thể phổ biến nhất, thường gặp chủ yếu ở nhóm người trên 40 tuổi với cơ chế gây bệnh không có liên quan đến bệnh bò điên ( do ăn thịt bò bị bệnh não xốp). Với dạng này các protein bình thường có thể tự thành các prion bất thường.
CH tr 28
CH1.
Cho biết nguồn gốc, phương thức lây truyền và gây bệnh của SARS-CoV |
Phương pháp:
Phương thức lây truyền và gây bệnh SARS
Giải chi tiết:
- Nguồn gốc: do virus thuộc chi Coronavirus gây ra, có nguồn gốc từ động vật
- Phương thức lây truyền và gây bệnh
+ Con đường lây truyền chính của bệnh SARS là lây truyền qua đường tiếp xúc gần giữa người bệnh và người bình thường. Tiếp xúc gần được định nghĩa là những tiếp xúc trong quá trình chăm sóc hoặc ăn ở cùng phòng với người đã bị nhiễm SARS, hoặc có tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết đường hô hấp hay dịch tiết cơ thể như máu, tinh trùng, phân của người bị nhiễm SARS.
+ Virus SARS-CoV được ghi nhận là có khả năng lây truyền từ người sang người thông qua dạng giọt bắn dịch đường hô hấp. Khi người nhiễm virus ho hoặc hắt xì hơi, các giọt bắn từ dịch đường hô hấp sẽ được giải phóng ra không khí và bám trên bề mặt của vật dụng. Ở khoảng cách gần, giọt bắn có thể lây nhiễm trực tiếp qua đường thở thông qua đường hô hấp trên, bám trên bề mặt nhày của khoang miệng, mũi, mắt của những người đứng gần trong bán kính 1m. Virus cũng có thể lây truyền qua việc tiếp xúc trực tiếp, cầm, nắm với bề mặt của đồ vật đã bị nhiễm rồi đưa tay lên chạm vào miệng, mắt, mũi. Ngoài ra, không loại trừ khả năng virus có thể lây truyền qua đường không khí, dưới dạng các hạt dịch lỏng siêu nhỏ (aerosol, hạt khí dung) hoặc bằng một vài con đường lây nhiễm chưa được tìm ra khác.
CH tr 29
CH1.
Dựa vào đặc điểm nào để xác định các type cúm A? |
Phương pháp:
Các type cúm A được xác định dựa vào hai kháng nguyên bề mặt
Giải chi tiết:
Các type cúm A được xác định dựa vào hai kháng nguyên bề mặt, đó là gai H (Hemagglutinin) và gai N (Neuraminidase). Hiện nay đã xác định được 18 loại gai H (H1-H18) và 11 loại gai N (N1-N11). Như vậy theo lý thuyết có thể tạo ra 198 type cúm A
CH2.
Nêu cách thức xâm nhiễm và gây bệnh của virus cúm A trên người |
Phương pháp:
Một số dịch bệnh ở người là: cúm, tả, sồ rét, ...
Giải chi tiết:
Virus cúm xâm nhiễm vào đường hô hấp theo các giọt bắn thông qua tiếp xúc với các nguồn bệnh có chứa virus. Khi vào trong cơ thể, virus xâm nhiễm vào các tế bào biểu mô đường hô hấp, virus cũng có thể xâm nhiễm vào các tế bào phế nang, tế bào tuyến nhày và các đại thực bào. Ở trong các tế bào bị nhiễm, virus nhân lên trong vòng 4-6 giờ, sau đó phát tán và lây nhiễm sang các tế bào và vùng lân cận rồi biểu hiện bệnh trong 18-72 giờ.
CH tr 30
CH1.
Tại sao gọi bệnh do HIV gây ra là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải? |
Phương pháp:
Virus gây suy giảm miễn dịch ở người hay HIV là hai loài Lentivirus (phân nhóm của retrovirus) xâm nhiễm cơ thể người.
Giải chi tiết:
Vì: khi vào trong cơ thể người, HIV tấn công các tế bào có thụ thể CD4 của hệ thống miễn dịch như lympho T, đại thực bào và tế bào tua. Virus phá hủy các tế bào của hệ thống miễn dịch làm hệ thống miễn dịch dần suy yếu và cơ thể trở nên mẫn cảm với các virus khác hoặc sinh vật gây bệnh
CH tr 31
CH1.
Nêu các triệu chứng khi nhiễm virus sởi. Triệu chứng nào là điển hình ở người bị bệnh sởi |
Giải chi tiết:
- Triệu chứng:
+ Trong những ngày đầu có dấu hiệu sốt nhẹ đến trung bình, kèm theo ho dai dẳng, sổ mũi, viêm kết mạc và đau họng
+ Những ngày tiếp theo xuất hiện các dấu hiệu điển hình như nốt phát ban, những đốm nhỏ màu đỏ hơi sưng từ mặt, cổ và di chuyển xuống dưới, lan khắp cơ thể. Đồng thời cơn sốt tăng cao (40-41 oC)
CH2.
Cho biết các cơ chế gây bệnh của vi khuẩn đối với cơ thể người |
Giải chi tiết:
Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, vi khuẩn tổng hợp một số chất và các chất đó gây hại cho tế bào và mô của vật chủ theo hai cơ chế chủ yếu: Tổng hợp enzyme phân hủy tế bào và mô vật chủ; sản sinh độc tố gây độc cho tế bào, mô hoặc cơ thể vật chủ
CH3.
Những bệnh có thời gian biểu hiện nhanh thường liên quan đến cơ chế gây hại nào? Giải thích |
Giải chi tiết:
Những bệnh có thời gian biểu hiện nhanh thường liên quan đến cơ chế sản sinh độc tố gây độc cho tế bào, mô hoặc cơ thể vật chủ. Vì vi khuẩn sản sinh độc tố sẽ sinh độc tố ức chế quá trình sinh lí, hóa sinh gây chết cho tế bào và mô vật chủ, thời gian diễn ra nhanh. Còn chơ chế tổng hợp enzyme sẽ diễn ra qua các giai đoạn phá hủy lần lượt từng bộ phân khác nhau nên diễn ra lâu hơn
CH tr 32
CH1.
Cho biết con đường lây nhiễm và cách thức gây bệnh của vi khuẩn M.tuberculosis |
Phương pháp:
Mycobacterium Tuberculosis là một trực khuẩn dài từ 3 - 5 μm, hai đầu tròn, không có lông và có đặc điểm là kháng cồn kháng acid
Giải chi tiết:
- Vi khuẩn lao từ người bệnh được đưa vào không khí khi họ hắt hơi, khạc, ho, nói chuyện,... và khi người khác hít phải giọt bệnh phẩm có chứa vi khuẩn lao thì sẽ bị lây bệnh.
- Khi xâm nhập vào cơ thể, bệnh lao tiến triển qua 2 giai đoạn:
+ Lao nhiễm: lúc này vi khuẩn mới xâm nhập vào cơ thể nên chưa hoạt động ngay, chúng đợi đến khi hệ miễn dịch suy yếu và không đủ sức chống cự nữa thì mới phát triển mạnh mẽ và nhân lên về số lượng, tấn công đến hạch bạch huyết.
+ Lao bệnh: đây là lúc vi khuẩn lao đã xâm chiếm hệ bạch huyết và gây ra các triệu chứng như đã nói ở trên đồng thời có nguy cơ lây nhiễm cho người khác.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Bài 4. Bệnh dịch và tác nhân gây bệnh ở người - Chuyên đề học tập Sinh 11 Cánh diều timdapan.com"