Bài 3 trang 84 SBT sử 10
Giải bài tập 3 trang 84 sách bài tập Lịch sử 10. Hãy điền chữ Đ vào ô ☐ trước những thông tin đúng về tình hình
Đề bài
Hãy điền chữ Đ vào ô ☐ trước những thông tin đúng về tình hình thủ công nghiệp và thương nghiệp nước ta trong các thế kỉ XI - XV.
☐ Do nhu cầu trong nước ngày một tăng, thủ công nghiệp có điều kiện phát triển nhanh chóng.
☐ Trên cơ sở thủ công nghiệp dân gian phát triển, đã hình thành một số làng chuyên làm nghề thủ công.
☐ Việc may mũ, áo và sản xuất đồ dùng cho vua, quan, quý tộc là đặc quyền của một số làng nghề thủ công ở ven kinh thành Thăng Long.
☐ Mặc dù tham gia vào các hoạt động thủ công nghiệp, nhưng trong các làng nghề, nhân dân vẫn làm nông nghiệp.
☐ Trang Vân Đồn được nhà Lê xây dựng làm bến cảng để thuyền buôn nước ngoài đến buôn bán, trao đổi hàng hoá.
☐ Thời Lê sơ, Thăng Long có 36 phố phường với những hoạt động thủ công nghiệp, thương nghiệp khá nhộn nhịp.
☐ Ngoài các thương nhân Trung Quốc đến nước ta để buôn bán, trong những thế kỉ X - XV còn có thương nhân một số nước phương Nam.
☐ Biên giới Việt - Trung từ thời Lý đã là nơi lái buôn hai nước trao đổi, buôn bán các loại hàng hoá.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Xem lại mục 2. Phát triển thủ công nghiệp
Lời giải chi tiết
Đ Do nhu cầu trong nước ngày một tăng, thủ công nghiệp có điều kiện phát triển nhanh chóng.
Đ Trên cơ sở thủ công nghiệp dân gian phát triển, đã hình thành một số làng chuyên làm nghề thủ công.
Đ Việc may mũ, áo và sản xuất đồ dùng cho vua, quan, quý tộc là đặc quyền của một số làng nghề thủ công ở ven kinh thành Thăng Long.
Đ Mặc dù tham gia vào các hoạt động thủ công nghiệp, nhưng trong các làng nghề, nhân dân vẫn làm nông nghiệp.
Đ Trang Vân Đồn được nhà Lê xây dựng làm bến cảng để thuyền buôn nước ngoài đến buôn bán, trao đổi hàng hoá.
Đ Thời Lê sơ, Thăng Long có 36 phố phường với những hoạt động thủ công nghiệp, thương nghiệp khá nhộn nhịp.
Đ Ngoài các thương nhân Trung Quốc đến nước ta để buôn bán, trong những thế kỉ X - XV còn có thương nhân một số nước phương Nam.
Đ Biên giới Việt - Trung từ thời Lý đã là nơi lái buôn hai nước trao đổi, buôn bán các loại hàng hoá.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Bài 3 trang 84 SBT sử 10 timdapan.com"