Giải Bài 29: Hồ Gươm VBT Tiếng Việt 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài văn tả những cảnh đẹp nào ở Hồ Gươm? Khi nói “cầu Thê Húc cong cong như con tôm” là tác giả so sánh phương diện nào của cầu Thê Húc? Xếp các từ ngữ (cong cong, rùa, lớn, trái bưởi, thanh kiếm, xum xuê) vào cột thích hợp. Nối từ ngữ ở cột A với từ ngữ phù hợp ở cột B để tạo câu. Viết 1 – 2 câu về những điều em thấy thú vị về quê hương, đất nước.
Câu 1
Bài văn tả những cảnh đẹp nào ở Hồ Gươm?
Phương pháp giải:
Em đọc lại bài đọc và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Những cảnh đẹp ở Hồ Gươm được tả trong bài văn là: cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn, Tháp Rùa.
Câu 2
Khi nói “cầu Thê Húc cong cong như con tôm” là tác giả so sánh phương diện nào của cầu Thê Húc? (đánh dấu tích vào ô trống trước đáp án đúng)
□ hình dạng của cây cầu
□ màu sắc của cây cầu
□ chất liệu của cây cầu
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và chọn đáp án đúng.
Lời giải chi tiết:
Khi nói “cầu Thê Húc cong cong như con tôm” là tác giả so sánh hình dạng của câu cầu.
Câu 3
Xếp các từ ngữ (cong cong, rùa, lớn, trái bưởi, thanh kiếm, xum xuê) vào cột thích hợp.
Từ ngữ chỉ sự vật |
Từ ngữ chỉ đặc điểm |
|
|
Phương pháp giải:
Những từ ngữ chỉ đặc điểm là: rực rỡ, khổng lồ, đẹp.
Lời giải chi tiết:
Từ ngữ chỉ sự vật |
Từ ngữ chỉ đặc điểm |
rùa, trái bưởi, thanh kiếm |
cong cong, lớn, xum xuê |
Câu 4
Nối từ ngữ ở cột A với từ ngữ phù hợp ở cột B để tạo câu.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ các từ ngữ ở 2 cột để nối cho phù hợp.
Lời giải chi tiết:
Câu 5
Viết 1 – 2 câu về những điều em thấy thú vị về quê hương, đất nước.
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
Đất nước Việt Nam cong cong hình chữ S. Việt Nam có rất nhiều cảnh đẹp trên mọi miền tổ quốc.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Giải Bài 29: Hồ Gươm VBT Tiếng Việt 2 Kết nối tri thức với cuộc sống timdapan.com"