Giải Bài 29: Đọc: Cánh cửa nhớ bà SGK Tiếng Việt 2 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống

Giải Bài 29: Đọc: Cánh cửa nhớ bà SGK Tiếng Việt 2 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống với đầy đủ lời giải tất cả các câu hỏi và bài tập phần đọc, viết, luyện từ và câu, kể chuyện,....


Phần I

Khởi động:

Nói về tình cảm của em đối với ông bà.

Phương pháp giải:

Em tự liên hệ bản thân mình để trả lời.

Lời giải chi tiết:

Tham khảo:

- Em rất yêu quý bà nội của em. Những lúc rảnh rỗi, em thích ngồi nghe bà trò chuyện. Mỗi lần bà đi chợ về, em thường chạy ra đón bà rồi rót cho bà một cốc nước.

- Em rất yêu quý ông nội em. Mỗi dịp nghỉ lễ, gia đình em thường về quê thăm ông nội. Em thích theo ông đi thả diều, bắt dế. Lúc ông mệt, em đấm lưng và quạt mát cho ông.


Phần II

Đọc:

CÁNH CỬA NHỚ BÀ

Ngày cháu còn thấp bé

Cánh cửa có hai then

Cháu chỉ cài then dưới

Nhờ bà cài then trên.

 

Mỗi năm cháu lớn lên

Bà lưng còng cắm cúi

Cháu cài được then trên

Bà chỉ cài then dưới.

 

Nay cháu về nhà mới

Bao cánh cửa - ô trời

Mỗi lần tay đẩy cửa

Lại nhớ bà khôn nguôi!

Đoàn Thị Lam Luyến

Từ ngữ:

Then (cửa): vật bằng tre, gỗ hoặc sắt, dùng để cài cửa.


Phần III

Trả lời câu hỏi:

Câu 1: Ngày cháu còn nhỏ, ai thường cài then trên của cánh cửa?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ khổ thơ thứ nhất.

Lời giải chi tiết:

Ngày còn nhỏ, bà thường cài then trên của cánh cửa.


Câu 2

Câu 2: Vì sao khi cháu lớn, bà lại là người cài then dưới của cánh cửa?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ khổ thơ thứ hai, đồng thời suy nghĩ thời gian qua đi, chiều cao của bà và cháu sẽ thay đổi như thế nào?

Lời giải chi tiết:

Khi cháu lớn, bà là người cài then dưới của cánh cửa là bởi vì lúc này lưng bà đã còng, bà không với tới then trên của cánh cửa nửa.


Câu 3

Câu 3: Sắp xếp các bức tranh sau theo thứ tự của 3 khổ thơ trong bài.

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ ba khổ thơ, dựa theo mô tả của từng khổ để sắp xếp cho đúng.

Lời giải chi tiết:

Sắp xếp các bức tranh theo thứ tự 3 khổ thơ trong bài:

- Tranh 3 – khổ 1

- Tranh 1 – khổ 2

- Tranh 2 – khổ 3


Câu 4

Câu 4: Câu thơ nào trong bài nói lên tình cảm của cháu đối với bà khi về nhà mới?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ khổ thơ thứ ba.

Lời giải chi tiết:

Câu thơ nói lên tình cảm của cháu đối với bà khi về nhà mới là:

Mỗi lần tay đẩy cửa

Lại nhớ bà khôn nguôi


Phần IV

Luyện tập theo văn bản đã học

Câu 1: Những từ ngữ nào dưới đây chỉ hoạt động?

Phương pháp giải:

Em làm theo yêu cầu của bài tập.

Lời giải chi tiết:

Những từ ngữ chỉ hoạt động đó là: cài, đẩy về


Câu 2

Câu 2: Tìm những từ ngữ chỉ hoạt động có thể kết hợp với từ “cửa”.

M: đẩy cửa

Phương pháp giải:

Em làm theo yêu cầu của bài tập.

Lời giải chi tiết:

Những từ ngữ chỉ hoạt động có thể kết hợp với từ “cửa” là: đóng, cài, khép, gõ, mở, khóa,…


Nội dung

Mượn hình ảnh cánh cửa, người cháu kể về sự gắn bó và tình cảm yêu thương của hai bà cháu.



Từ khóa phổ biến