Bài 28.1; 28.2; 28.3 trang 65 SBT Hóa học 12

Giải bài 28.1; 28.2; 28.3 trang 65 Sách bài tập hóa học 12 - Có 3 lọ, mỗi lọ đựng một dung dịch sau: BaCl2, Ba(NO3)2, Ba(HCO3)2. Chỉ dùng thuốc thử nào sau đây có thể nhận biết được các dung dịch trên


Câu 28.1.

Có 3 lọ, mỗi lọ đựng một dung dịch sau: BaCl2, Ba(NO3)2, Ba(HCO3)2. Chỉ dùng thuốc thử nào sau đây có thể nhận biết được các dung dịch trên 

A. Quỳ tím.                  B. Phenolphtalein.

C. Na2CO3                   D. AgNO3.

Phương pháp

Đun nóng các dung dịch, nhận biết được Ba(HCO3)2

Dùng thuốc thử AgNO3 nhận biết hai chất còn lại

Giải chi tiết

- Đun nóng các dung dịch, có kết tủa xuất hiện là dung dịch Ba(HCO3)2

\(Ba{\left( {HC{O_3}} \right)_2}\buildrel {{t^0}} \over
\longrightarrow BaC{O_3} \downarrow + C{O_2} \uparrow + {H_2}O\)

- Cho AgNO3 vào 2 dung dịch còn lại, có kết tủa là dung dịch BaCl2 :

\(2AgN{O_3} + BaC{l_2} \to 2AgCl \downarrow  + Ba{\left( {N{O_3}} \right)_2}\)

\( \to\) Chọn D.


Câu 28.2.

Điện phân nóng chảy 4,25 g muối clorua của một kim loại kiềm thu được 1,568 lít khí tại anot (đo ở 109,2°c và 1 atm). Kim loại kiềm đó là

A. Li.                                    B. Na.

C. K.                                    D. Rb.

Phương pháp

Gọi công thức của muối clorua là MCl

Viết phương trình phản ứng

Tính số mol Cl2 theo công thức \(n = \dfrac{{pV}}{{RT}}\)

Dựa vào phương trình, tính được số mol MCl

Suy ra phân tử khối của MCl và nguyên tử khối của M, từ đó tìm được kim loại M

Giải chi tiết

Gọi công thức của muối clorua là MCl

\(2MCl \to M + C{l_2}\)

\({n_{C{l_2}}} = \dfrac{{1.1,568}}{{0,082.(109,2 + 273)}} = 0,05\,\,mol\)

Theo phương trình: \({n_{MCl}} = 2{n_{C{l_2}}} = 0,1\,\,mol\)

\( \to {M_{MCl}} = \dfrac{{4,25}}{{0,1}} = 42,5 \to {M_M} = 42,5 - 35,5 = 7(Li)\)

Vậy M là Li.

\( \to\) Chọn A.


Câu 28.3.

Cho 21,6 g một kim loại chưa biết hoá trị tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng thu được 6,72 lít N2O duy nhất (đktc). Kim loại đó là

A. Na.                                   B. Zn.

C. Mg.                                  D. Al.

Phương pháp

Gọi kim loại cần tìm là R có hóa trị n không đổi

Áp dụng phương pháp bảo toàn electron, tìm ra số mol của kim loại

Áp dụng công thức \({M_R} = \dfrac{{{m_R}}}{{{n_R}}}\) tính được nguyên tử khối của kim loại, suy ra kim loại R.

Giải chi tiết

Gọi kim loại cần tìm là R có hóa trị n không đổi

\(R \to {R^{ + n}} + ne\)                   \(2{N^{ + 5}} + 8{\rm{e}} \to N_2^{ + 1}\)

Áp dụng bảo toàn electron: \(n.{n_R} = 8{n_{{N_2}O}}\)

\( \to {n_R} = \dfrac{{8{n_{{N_2}O}}}}{n} = \dfrac{{8.0,3}}{n} = \dfrac{{2,4}}{n}\,\,mol\)

\( \to {M_R} = \dfrac{{21,6}}{{\dfrac{{2,4}}{n}}} = 9n\)

Với n = 3 thì MR = 27 (Al)

Vậy kim loại R là Nhôm (Al)

\( \to\) Chọn D.