Câu 24.1, 24.2, 24.3, 24.4, 24.5 phần bài tập trong SBT – Trang 71 Vở bài tập Vật lí 9

Giải bài 24.1, 24.2, 24.3, 24.4, 24.5 phần bài tập trong SBT – Trang 71 VBT Vật lí 9. Một cuộn dây được đặt sao cho trục của nó nằm dọc theo thanh nam châm như hình 24.1 ...


Đề bài

I – BÀI TẬP TRONG SÁCH BÀI TẬP 


24.1.

Một cuộn dây được đặt sao cho trục của nó nằm dọc theo thanh nam châm như hình 24.1. Đóng công tắc K, thọat tiên ta thấy thanh nam châm bị đẩy ra xa.

a. Đầu B của thanh nam châm là cực Bắc hay cực Nam?

b. Sau đó có hiện tượng gì xảy ra với thanh nam châm?

c. Nếu ngắt công tắc K, thanh nam châm sẽ ra sao? Giải thích.

Phương pháp:

- cuộn dây có dòng điện chạy qua sẽ trở thành nam châm điện, có khả năng hút sắt và tương tác với các nam châm khác

- các nam châm tương tác với nhau, cùng cực thì đẩy, trái dấu thì hút

Lời giải chi tiết: 

a) Đầu B của thanh nam châm là cực Nam.

b) Sau đó thanh nam châm xoay đi và đầu B (cực Nam) của nó bị hút về phía đầu Q (cực Bắc) của cuộn dây.

c) Nếu ngắt công tắc K: Thanh nam châm sẽ xoay trở lại, nằm dọc theo hướng Nam - Bắc như khi chưa có dòng điện. Bởi vì bình thường, thanh nam châm tự do khi đã đứng cân bằng luôn chỉ hướng Nam - Bắc.


24.2.

 Hai cuộn dây có dòng điện được treo đồng trục và gần nhau (hình 24.2).

a. Nếu dòng điện chạy trong cuộn dây có chiều như trên hình vẽ thì hai cuộn dây hút nhau hay đẩy nhau?

b. Nếu đổi chiều dòng điện của một trong hai cuộn thì tác dụng giữa chúng có gì thay đổi?

Phương pháp:

- Hai dòng điện có tương tác với nhau, cùng chiều thì hút, ngược chiều thì đẩy

Lời giải chi tiết: 

a) Hai ống dây đẩy nhau.

b) Nếu đổi chiều dòng điện của một trong hai cuộn dây thì hai ống dây hút nhau.


24.3.

Hình 24.3 mô tả cấu tạo của dụng cụ để phát hiện dòng điện (một loại điện kế). Dụng cụ này gồm một ống dây B, trong lòng B có một thanh nam châm A nằm thăng bằng, vuông góc với trục ống dây và có thể quay quanh một trục đặt giữa thanh, vuông góc với mặt phẳng trang giấy.

a. Nếu dòng điện qua cuộn dây B có chiều được đánh dấu như hình vẽ thì kim chỉ thị quay sang bên phải hay bên trái?

b. Hai chốt của điện kế này có cần đánh dấu dương hay âm không?

Phương pháp:

Lời giải chi tiết: 

a) Kim chỉ thị của điện kế quay sang bên phải.

b) Hai chốt của điện kế này không cần đánh dấu âm, dương


24.4.

a. Cực nào của kim nam châm trong hình 24.4a hướng về phía đầu B của cuộn dây điện?

b. Xác định chiều của dòng điện chạy trong cuộn dây ở hình 24.4b.

Phương pháp:

- Từ trường của ống dây tuân theo qui tắc nắm bàn tay phải

- Nam châm cùng cực thì đẩy, trái cực thì hút

Lời giải chi tiết: 

a) Cực Bắc của kim nam châm.

b) Dòng điện có chiều đi vào ở đầu dây C

hình 24.3 - bài 24 trang 71 VBT vật lí 7



24.5.

Cuộn dây của một nam châm điện được nối với một nguồn điện mà tên các từ cực của nam châm điện được ghi trên hình 24.5. Hãy ghi tên các cực của nguồn điện.

Phương pháp:

- dòng điện trong mạch đi ra từ cực dương, đi vào cực âm

- từ trường của ống dây tuân theo qui tắc nắm bàn tay phải

Lời giải chi tiết:

Đầu A của nguồn điện là cực dương còn đầu B là cực âm

 

Bài giải tiếp theo
Câu 24.a, 24.b phần bài tập bổ sung – Trang 71,72 Vở bài tập Vật lí 9


Từ khóa