Giải Bài 24: Đọc mở rộng Các bài đồng dao về chủ đề đồ chơi, trò chơi SGK Tiếng Việt 2 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Bài 24: Đọc mở rộng Các bài đồng dao về chủ đề đồ chơi, trò chơi SGK Tiếng Việt 2 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống với đầy đủ lời giải tất cả các câu hỏi và bài tập phần đọc, viết, luyện từ và câu, kể chuyện,....
Câu 1
Câu 1: Tìm đọc một bài thơ hoặc một bài đồng dao về một đồ chơi, trò chơi.
Lời giải chi tiết:
Tham khảo:
1/ Nu na nu nống
Nu na nu nống,
Đánh trống phất cờ.
Mở cuộc thi đua,
Thi chân đẹp đẽ.
Chân ai sạch sẽ,
Gót đỏ hồng hào.
Không bẩn tí nào,
Được vào đánh trống.
2/ Tập tầm vông
Tập tầm vông,
Tay nào không?
Tay nào có?
Tập tầm vó,
Tay nào có?
Tay nào không?
Tập tầm vông,
Tay không, tay có.
Tập tầm vó,
Tay có, tay không.
Tay nào có?
Tay nào không?
(Ngoài ra có thể tìm một số bài đồng dao khác như: Chi chi chành chành, lộn cầu vồng, kéo cưa lừa xẻ,…)
Câu 2
Câu 2: Nói với bạn:
- Tên của đồ chơi, trò chơi
- Cách chơi đồ chơi, trò chơi đó
Lời giải chi tiết:
Tham khảo:
- Trò chơi Nu na nu nống
- Cách chơi:
Đây là trò chơi dân gian quen thuộc của trẻ con vùng đồng bằng Bắc Bộ: Những người chơi ngồi xếp hàng bên nhau, duỗi thẳng chân ra, tay cầm tay, vừa nhịp tay vào đùi vừa đọc các câu đồng dao. Mỗi từ trong bài đồng dao được đập nhẹ vào một chân, bắt đầu từ đầu tiên của bài đồng dao là từ “nu” sẽ đập nhẹ vào chân 1, từ “na” sẽ đập vào chân 2 của người đầu, tiếp theo đến chân của người thứ hai thứ ba… theo thứ tự từng người đến cuối cùng rồi quay ngược lại cho đến từ “trống”. Chân của ai gặp từ “trống” thì co chân đó lại, ai co đủ hai chân đầu tiên người đó sẽ vế nhất, ai co đủ hai chân kế tiếp sẽ về nhì… người còn lại cuối cùng sẽ là người thua cuộc. Trò chơi lại bắt đầu từ đầu.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Giải Bài 24: Đọc mở rộng Các bài đồng dao về chủ đề đồ chơi, trò chơi SGK Tiếng Việt 2 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống timdapan.com"