Bài 2.4, 2.5, 2.6 trang 6 SBT Vật Lí 11

Giải bài 2.4, 2.5, 2.6 trang 6 SBT Vật Lí 11. Đưa một quả cầu kim loại A nhiễm điện dương lại gần một quả cầu kim loại B


Bài 2.4

Đưa một quả cầu kim loại A nhiễm điện dương lại gần một quả cầu kim loại B nhiễm điện dương. Hiện tượng nào dưới đây sẽ xảy ra ?

ACả hai quả cầu đều bị nhiễm điện do hưởng ứng.

B. Cả hai quả cầu đều không bị nhiễm điện do hưởng ứng.

C. Chỉ có quả cầu B bị nhiễm điện do hưởng ứng.

D. Chí có quả cầu A bị nhiễm điện do hưởng ứng.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức sự nhiễm điện do hưởng ứng.

Lời giải chi tiết:

Đưa một quả cầu kim loại A nhiễm điện dương lại gần một quả cầu kim loại B nhiễm điện dương hiện tượng xảy ra là: Cả hai quả cầu đều bị nhiễm điện do hưởng ứng.

Chọn đáp án: A


Bài 2.5

Muối ăn (NaCl) kết tinh là điện môi. Chọn câu đúng.

A. Trong muối ăn kết tinh có ion dương tự do.

B. Trong muối ăn kết tinh có ion âm tự do.

C. Trong muối ăn kết tinh có êlectron tự do.

D. Trong muối ăn kết tinh không có ion và êlêctron tự do.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức cấu tạo nguyên tử về phương diện điện.

Lời giải chi tiết:

Muối ăn (NaCl) kết tinh là điện môi vì trong muối ăn kết tinh không có ion và êlêctron tự do.

Chọn đáp án: D


Bài 2.6

Hai quả cầu kim loại nhỏ A và B giống hệt nhau, được treo vào một điểm O bằng hai sợi chỉ dài bằng nhau. Khi cân bằng, ta thấy hai sợi chỉ làm với đường thẳng đứng những góc \(\alpha \) bằng nhau (Hình 2.1). Trạng thái nhiễm điện của hai quả cầu sẽ là trạng thái nào dưới đây ?

A. Hai quả cầu nhiễm điện cùng dấu.

B. Hai quả cầu nhiễm điện trái dấu.

C. Hai quả cầu không nhiễm điện.

D. Một quả cầu nhiễm điện, một quả cầu không nhiễm điện.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức : Các điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, khác dấu thì hút nhau.

Lời giải chi tiết:

Nhận thấy, khi cân bằng hai quả cầu ở xa nhau và cùng tạo với đường thẳng đứng những góc \(\alpha \) bằng nhau => hai quả cầu đã đẩy nhau.

=> Trạng thái nhiễm điện của hai quả cầu là hai quả cầu nhiễm điện cùng dấu.

Chọn đáp án: A