Câu 23.1, 23.2, 23.3, 23.4, 23.5 phần bài tập trong SBT – Trang 67,68 Vở bài tập Vật lí 9

Giải bài 23.1, 23.2, 23.3, 23.4, 23.5 phần bài tập trong SBT – Trang 67,68 VBT Vật lí 9. Hãy vẽ kim nam châm nằm cân bằng ở các vị trí A, B, C trong từ trường của thanh nam châm thẳng (Hình 23.1)...


Đề bài

I – BÀI TẬP TRONG SBT


23.1.

Hãy vẽ kim nam châm nằm cân bằng ở các vị trí A, B, C trong từ trường của thanh nam châm thẳng (Hình 23.1)

Phương pháp: Ở bên ngoài thanh nam châm, chúng là những đường cong đi ra từ cực Bắc, đi vào cực Nam của nam châm.

Lời giải chi tiết:

Dùng mũi tên đánh dấu chiều của các đường sức từ đi qua các điểm A, B, C. Từ đó vẽ kim nam châm qua các điểm đó. Như hình dưới đây:

hình 23.1 - bài 23 trang 67 VBT vật lí 7


23.2.

Hình 23.2 cho biết một số đường sức từ của thanh nam châm thẳng. Hãy dùng mũi tên chỉ chiều đường sức từ tại các điểm C, D, E và ghi tên từ cực của nam châm.

Phương pháp: 

+ hướng của từ trường tại một điểm là hướng Nam - Bắc của kim nam châm nằm cân bằng tại điểm đó

+ đường sức từ luôn có hướng đi ra từ cực Bắc của nam châm và đi vào cực nam

Lời giải chi tiết:

Căn cứ vào sự định hướng của kim nam châm đã cho, vẽ chiều của đường sức từ đi qua C. Từ đó xác định cực Bắc, cực Nam của thanh nam châm và chiều của đường sức từ còn lại. Hình dưới đây:

hình 23.4 - bài 23 trang 68 VBT vật lí 7


23.3

Đường sức từ là những đường cong được vẽ theo quy ước sao cho:

A. có chiều từ cực Nam đến cực Bắc bên ngoài thanh nam châm.

B. có độ mau thưa tùy ý.

C. bắt đầu từ cực này và kết thúc ở cực kia của nam châm.

D. có chiều đi từ cực Bắc đến cực Nam của thanh nam châm.

Phương pháp: đường sức từ có chiều đi từ cực Bắc đến cực Nam của thanh nam châm.

Lời giải chi tiết:

Chọn D. có chiều đi từ cực Bắc đến cực Nam của thanh nam châm.


23.4.

Chiều đường sức từ của hai nam châm được cho trên hình 23.3. Nhìn hình vẽ, hãy cho biết tên các từ cực của nam châm.

Phương pháp: đường sức từ có chiều đi từ cực Bắc đến cực Nam của thanh nam châm.

Lời giải chi tiết:

- Trên hình (a): Đầu A của thanh nam châm là cực Nam.

- Trên hình (b): Đầu 2 của nam châm chữ U là cực Bắc.


23.5.

Hình 23.4 vẽ một thanh nam châm thẳng và một số kim nam châm nằm cân bằng xung quanh. Hãy vẽ một đường sức từ của thanh nam châm, ghi rõ chiều của đường sức từ và tên từ cực của nam châm. 

Phương pháp: 

+ hướng của từ trường tại một điểm là hướng Nam - Bắc của kim nam châm nằm cân bằng tại điểm đó

+ đường sức từ luôn có hướng đi ra từ cực Bắc của nam châm và đi vào cực nam

Lời giải chi tiết:

Xem hình dưới đây

 



Từ khóa phổ biến