Bài 22.1 trang 29 SBT hóa học 8

Giải bài 22.1 trang 29 sách bài tập hóa học 8. Đốt cháy 3,25 g một mẫu lưu huỳnh không tinh khiết trong khí oxi dư, người ta thu được 2,24 lít khí sunfurơ (đktc)...


Đề bài

Đốt cháy 3,25 g một mẫu lưu huỳnh không tinh khiết trong khí oxi dư, người ta thu được 2,24 lít khí sunfurơ (đktc).

a) Hãy viết phương trình hoá học xảy ra.

b) Bằng cách nào ta có thể tính được độ tinh khiết của mẫu lưu huỳnh đã dùng ?

c) Căn cứ vào phương trình hoá học trên, ta có thể trả lời ngay được thể tích khí oxi (đktc) vừa đủ để đốt cháy lưu huỳnh là bao nhiêu lít ?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

a) \(S + {O_2} \to S{O_2}\)

b) Tính nSO2 => nS => mS

Độ tinh khiết: \(\dfrac{{{m_S}}}{{{m_{mau\,chat}}}}.100\% \)

c) Theo phương trình : nSO2 = nO2 => Thể tích oxi

Lời giải chi tiết

a) Phương trình hoá học :

\(S + {O_2} \to S{O_2}\)

b) Độ tinh khiết của mẫu lưu huỳnh :

- Số mol khí \(S{O_2}\) sinh ra sau phản ứng :

\({n_{SO{}_2}} = \dfrac{{2,24}}{{22,4}} = 0,1(mol)\)

- Theo phương trình hoá học, để sinh ra 0,1 mol \(S{O_2}\) phải có 0,1 mol S, có khối lượng là 32 x 0,1 = 3,2 (g). Đây là lượng S tinh khiết có trong 3,25 g mẫu lưu huỳnh đã dùng. Độ tinh khiết của mẫu lưu huỳnh là :

\(\dfrac{{3,2 \times 100\% }}{{3,25}} \approx 98,5\% \)

c) Thể tích khí oxi tham gia phản ứng :

Dựa vào phương trình hoá học, em thấy số mol \(S{O_2}\) bằng số mol \({O_2}\). Để có 2,24 lít \(S{O_2}\) cần 2,24 lít \({O_2}\)

  

Bài giải tiếp theo
Bài 22.2 trang 29 SBT hóa học 8
Bài 22.3 trang 29 SBT hóa học 8
Bài 22.4 trang 30 SBT hóa học 8
Bài 22.5 trang 30 SBT hóa học 8