Câu 21.1, 21.2, 21.3, 21.4, 21.5, 21.6 phần bài tập trong SBT – Trang 62,63 Vở bài tập Vật lí 9

Giải bài 21.1, 21.2, 21.3, 21.4, 21.5, 21.6 phần bài tập trong SBT – Trang 62,63 VBT Vật lí 9. Có một số quả đấm cửa làm bằng đồng và một số quả làm bằng sắt mạ đồng. Hãy tìm cách phân loại chúng? ...


21.1.

Có một số quả đấm cửa làm bằng đồng và một số quả làm bằng sắt mạ đồng. Hãy tìm cách phân loại chúng?

Phương pháp: Nam châm có thể hút sắt

Lời giải chi tiết:

Đưa các quả đấm cửa lại gần thanh nam châm. Nếu quả đấm bị thanh nam châm hút thì nó được làm bằng sắt mạ đồng còn đấm cửa nào không bị thanh nam châm hút thì đó là quả đấm làm bằng đồng.


21.2.

Có hai thanh thép luôn hút nhau bất kể đưa các đầu nào của chúng lại gần nhau. Có thế kết luận được rằng một trong hai thanh này không phải là nam châm không?

Phương pháp: Khi đặt hai nam châm gần nhau, các từ cực cùng tên đẩy nhau, các từ cực khác tên hút nhau.

Lời giải chi tiết: 

Có. Bởi vì nếu cả hai đều là nam châm thì khi đổi đầu, chúng đẩy nhau.


21.3.

Nêu các cách khác nhau để xác định tên cực của một thanh nam châm khi màu sơn đánh dấu cực đã bị tróc hết.

Phương pháp: 

- Nam châm vĩnh cửu nào cũng có hai từ cực. Khi để tự do, cực luôn chỉ hướng Bắc gọi là cực Bắc, còn cực luôn chỉ hướng Nam là cực Nam.

- Khi đặt hai nam châm gần nhau, các từ cực cùng tên đẩy nhau, các từ cực khác tên hút nhau.

Lời giải chi tiết: 

Dựa vào sự định hướng của thanh nam châm trong từ trường Trái Đất hoặc dùng một thanh nam châm khác đã biết tên cực xác định tên các cực của thanh nam châm.


21.4.

Quan sát hai thanh nam châm trong hình 21.1. Giải thích tại sao thanh nam châm 2 lại lơ lửng trên thanh nam châm 1.

Phương pháp: Khi đặt hai nam châm gần nhau, các từ cực cùng tên đẩy nhau, các từ cực khác tên hút nhau.

Lời giải chi tiết: 

Thanh nam châm 2 không rơi, vì hai cực để gần nhau của hai nam châm đó cùng tên. Trong trường hợp này, lực đẩy của nam châm cân bằng với trọng lượng của nam châm 2. Nếu đổi đầu một trong hai nam châm thì không có hiện tượng đó nữa.


21.5.

Hình 21.2 mô tả tính chất từ của Trái đất. Các từ cực và các cực địa lí của trái đất có trùng nhau không? Điền tên từ cực của Trái Đất nằm gần cực Bắc địa lí trên hình vẽ. Thật ra la bàn có chỉ đúng cực Bắc địa lí không?

Phương pháp: Nam châm vĩnh cửu nào cũng có hai từ cực. Khi để tự do, cực luôn chỉ hướng Bắc gọi là cực Bắc, còn cực luôn chỉ hướng Nam là cực Nam.

Lời giải chi tiết: 

Các từ cực của Trái Đất không trùng với các cực địa lí. Từ cực nằm gần cực Bắc địa lí là từ cực Nam.


21.6.

21.6 Trên thanh nam châm, chỗ nào hút sắt mạnh nhất?

A. Phần giữa của thanh.              B. Chỉ có từ cực Bắc.

C. Cả hai từ cực.                         D. Mọi chỗ đều hút sắt mạnh như nhau.

Phương pháp: Nam châm có thể hút sắt

Lời giải chi tiết: 

Chọn C

 



Từ khóa phổ biến