Giải Bài 21: Đọc: Thả diều SGK Tiếng Việt 2 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Bài 21: Đọc: Thả diều SGK Tiếng Việt 2 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống với đầy đủ lời giải tất cả các câu hỏi và bài tập phần đọc, viết, luyện từ và câu, kể chuyện,....
Phần I
Khởi động:
1. Các bạn trong tranh đang chơi trò chơi gì?
2. Em biết gì về trò chơi này?
Phương pháp giải:
Em dựa vào tranh và dựa vào những hiểu biết của bản thân để trả lời.
Lời giải chi tiết:
1. Các bạn trong tranh đang chơi thả diều
2. Trò chơi này cần có cánh diều; Diều được làm từ một khung tre dán kín giấy có buộc dây dài. Cầm dây kéo diều ngược chiều gió thì diều sẽ bay lên cao. Một số điều còn được gắn cây sáo, gọi là diều sáo. Khi lên cao, gió thổi qua ống sáo khiến diều phát ra tiếng kêu “vu vu” rất vui tai. Trò chơi thả diều thường diễn ra ở không gian rộng như triền đề, cánh đồng lúa, bãi cỏ,...
Phần II
Bài đọc:
Thả điều
Cánh diều no gió Sáo nó thổi vang Sao trời trôi qua Diều thành trăng vàng. |
Cánh diều no gió Tiếng nó trong ngần Diều hay chiếc thuyền Trôi trên sông Ngân. |
Cánh diều no gió Tiếng nó chơi vơi Diều là hạt cau Phơi trên nong trời. |
Trời như cánh đồng Xong mùa gặt hái Diều em – lưỡi liềm Ai quên bỏ lại. |
Cánh diều no gió Nhạc trời réo vang Tiếng diều xanh lúa Uốn cong tre làng. (Trần Đăng Khoa) |
Từ ngữ
- Sông Ngân (dải Ngân Hà): dài trắng bạc, vắt ngang bầu trời, được tạo nên từ nhiều ngôi sao, trông giống một con sông.
- Nong: vật dụng làm từ tre nứa, có hình tròn, dùng để phơi thở lúa
Phần III
Trả lời câu hỏi
Câu 1: Kể tên những sự vật giống cánh diều được nhắc tới trong bài thơ.
Phương pháp giải:
Em đọc bốn khổ thơ đầu và quan sát tranh.
Lời giải chi tiết:
Những sự vật giống cánh diều được nhắc đến trong bài thơ là: trăng vàng, chiếc thuyền, hạt cau, lưỡi liềm.
Câu 2
Câu 2: Hai câu thơ “Sao trời trôi qua/ Diều thành trăng vàng” tả cảnh diều vào lúc nào?
a. Vào buổi sáng
b. Vào buổi chiều
c. Vào buổi đêm
Phương pháp giải:
Trăng vàng thường xuất hiện vào thời điểm nào?
Lời giải chi tiết:
Hai câu thơ đó tả cánh diều vào buổi đêm.
=> Chọn đáp án: c
Câu 3
Câu 3: Khổ thơ cuối bài muốn nói điều gì?
a. Cánh diều làm thôn quê đông vui hơn.
b. Cánh diều làm thôn quê giàu có hơn.
c. Cánh diều làm cảnh thôn quê tươi đẹp hơn.
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và trả lời.
Lời giải chi tiết:
Cánh diều làm cảnh thôn quê tươi đẹp hơn.
=> Chọn đáp án: c
Câu 4
Câu 4: Em thích nhất khổ thơ nào trong bài? Vì sao?
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và trả lời.
Lời giải chi tiết:
Tham khảo:
- Em thích nhất khổ thơ thứ nhất vì em thấy hình ảnh diều thành trăng vàng rất đẹp.
- Em thích nhất khổ thơ thứ 2 vì em thích hình ảnh cánh diều giống chiếc thuyền trôi trên sông Ngân, cảm giác rất lung linh và huyền ảo.
Nội dung chính
Cánh diều mang dáng vẻ của những đồ vật thân thuộc gắn liền với làng quê Việt Nam. Cánh diều góp phần làm cho hình ảnh làng quê Việt Nam thêm tươi đẹp hơn. |
Phần IV
Luyện tập theo văn bản đã học
Câu 1: Từ ngữ nào được dùng để nói về âm thanh của sáo diều?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ khổ thơ thứ 2, xét xem trong 3 từ ngữ đâu là từ ngữ gợi tả âm thanh.
Lời giải chi tiết:
Từ ngữ được dùng để nói về âm thanh của tiếng sáo diều là: trong ngần.
Câu 2
Câu 2: Dựa theo khổ thơ thứ tư, nói một câu tả cảnh diều.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ khổ thơ thứ 4. Có thể tả cánh diều ở các đặc điểm: Cánh diều giống sự vật nào? Ở đâu? Vào thời điểm nào? Giống sự vật đó ở điểm gì?
Lời giải chi tiết:
- Cánh diều giống cái lưỡi liềm bị bỏ quên sau mùa gặt.
- Cánh diều cong cong giống miếng cau bà ăn mỗi chiều.
- Cánh diều giống chiếc thuyền trên sông.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Giải Bài 21: Đọc: Thả diều SGK Tiếng Việt 2 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống timdapan.com"