Bài 20. Tác động của con người đến môi trường trang 94, 95, 96 SGK Khoa học 5 Cánh diều

Cùng nhau hát một bài hát về bảo vệ môi trường.


Cùng nhau hát một bài hát về bảo vệ môi trường.

Phương pháp giải:

Học sinh cùng hát cùng các bạn.

Lời giải chi tiết:

Bài hát: Em yêu cây xanh.

Em rất thích trồng nhiều cây xanh

Cho con chim nhảy nhót trên cành

Sân chơi sẽ có nhiều bóng mát

Cho trường em muôn hoa đẹp xinh

Cô giáo dạy em yêu cây xanh

Cây có hoa quả chín trên cành

Vui mừng vui em sẽ lớn nhanh

Để mùa xuân mãi mãi của em


CH 1

Nêu tác động tích cực và tiêu cực của con người đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên thể hiện trong các hình 1, 2, 3, 4.

Phương pháp giải:

Quan sát hình 1,2,3,4.

Lời giải chi tiết:

- Tác động tích cực: 

+ Phân loại rác.

+ Xử lí nước thải

+ Trồng và bảo vệ cây xanh

+ Sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo: gió, Mặt trời,…

+ Bảo vệ rừng, xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên.

- Tác động tiêu cực:

+ Hoạt động giao thông, sản xuất làm ô nhiễm môi trường: không khí, đất, nước.

+ Khai thác quá mức dẫn đến cạn kiệt nguồn tài nguyên than đá, dầu mỏ,…

+ Chặt phá rừng, săn bắn động vật làm mất đi nhiều loài thực vật, động vật (mất đa dạng sinh học) và gây sói mòn đất.

TH 1

Tìm hiểu về tác động tích cực và tiêu cực của con người đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên ở địa phương em

Bước 1: Lựa chọn một trong hai nội dung dưới đây:

- Tác động tích cực và tiêu cực của con người đến môi trường (đất, nước, không khí).

- Tác động tích cực và tiêu cực của con người đến tài nguyên thiên nhiên.

Bước 2: Thu thập thông tin về nội dung đã chọn.

Bước 3: chia sẻ kết quả thu thập được.

Phương pháp giải:

Thực hiện theo các bước.

Lời giải chi tiết:

Em lựa chọn nội dung: Tác động tích cực và tiêu cực của con người đến tài nguyên thiên nhiên.

Tác động tích cực: trồng cây gây rừng, xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, năng lượng gió,…

Tác động tiêu cực: Khai thác các khoáng sản qúa mức, chặt phá rừng, săn bắt động vật quý hiếm, gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí,..


TH 2

Tìm hiểu những việc làm góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường.

Bước 1: Lập danh sách những việc làm thiết thực, phù hợp để góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường theo gợi ý dưới đây. Em hãy đánh giá mức độ thực hiện với các việc em đã làm được.

Việc làm

Ý nghĩa của việc làm

Mức độ thực hiện (Tốt, đạt, chưa đạt)

1. Sử dụng cẩn thận các đồ dùng, thiết bị trong các gia đình, không làm hỏng hay đổ vỡ.

Góp phần làm giảm rác thải ra môi trường, tiết kiệm được tiền của gia đình, tài nguyên thiên nhiên.

?

2. ?

?

?

Bước 2: Trình bày trước lớp những việc em đã thực hiện được.

Phương pháp giải:

Thực hiện các bước

Lời giải chi tiết:

Việc làm

Ý nghĩa của việc làm

Mức độ thực hiện (Tốt, đạt, chưa đạt)

1. Sử dụng cẩn thận các đồ dùng, thiết bị trong các gia đình, không làm hỏng hay đổ vỡ.

Góp phần làm giảm rác thải ra môi trường, tiết kiệm được tiền của gia đình, tài nguyên thiên nhiên.

Tốt

2. Trồng cây

Giúp nguồn tài nguyên môi trường trở nên xanh tốt, phong phú

Đạt

3. Sử dụng các vật liệu từ thiên nhiên (túi vải, túi giấy, phân vi sinh,…)

Góp phần giảm thiểu việc sử dụng túi nilon thải ra môi trường khi không phân hủy được làm ảnh hưởn đến môi trường.


CH

Vì sao thực hiện giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế là việc làm góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường?

Phương pháp giải:

Vai trò của tái chế.

Lời giải chi tiết:

Thực hiện giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế là việc làm góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường vì những hành động đó giúp làm giảm thiểu lượng rác thải ra, môi trường không phải chịu quá nhiều rác thải giúp môi trường xanh sạch đẹp hơn.


TH

Vận động mọi người cùng sống hòa hợp với thiên nhiên, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học ở địa phương.

Bước 1: Chọn một trong các chủ đề sau đây:

- Sống hòa hợp với thiên nhiên xung quanh, bảo vệ động vật, thực vật, tôn trọng sự sống của mọi vật ở địa phương.

- Bảo vệ, chăm sóc cảnh quan, môi trường sống của gia đình, trường học, cộng đồng.

Bước 2: Xây dựng nội dung và hình thức vận động b

- Xác định các thông điệp chính để quyền đạt lại cho người khác bằng dấu hiệu hoặc tranh vẽ,…

Bước 3: Thực hiện tuyên truyền các thông tin, khẩu hiệu, tranh vẽ,..đến những người xung quanh.

Phương pháp giải:

Thực hiện theo các bước

Lời giải chi tiết:

Các bạn trong lớp lựa chọn chủ đề và tìm hiểu các thông tin liên quan đến chủ đề. Tuyên truyền đến mọi người xung quanh.

Tham khảo một số poster sau (nguồn Internet):