Bài 20. Quy trình chăn nuôi theo tiêu chuẩn vietgap trang 112, 113, 114, 115 SGK Công nghệ 11 Cánh diều
Quan sát Hình 20.1, hãy nêu các bước cơ bản của quy trình chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGap:
MĐ
Quan sát Hình 20.1, hãy nêu các bước cơ bản của quy trình chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGap:
Phương pháp giải:
Quan sát Hình 20.1 để trả lời.
Lời giải chi tiết:
Quan sát Hình 20.1, ta thấy:
Các bước cơ bản của quy trình chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP:
- Bước 1: Chuẩn bị chuồng trại và thiết bị chăn nuôi.
- Bước 2: Chuẩn bị con giống
- Bước 3: Nuôi dưỡng và chăm sóc
- Bước 4: Quản lí dịch bệnh
- Bước 5: Quản lí chất thải và bảo vệ môi trường.
- Bước 6: Lưu trữ hồ sơ – kiểm tra nội bộ.
CH1
Sự khác biệt giữa quy trình chăn nuôi VietGap với quy trình chăn nuôi thông thường là gì?
Phương pháp giải:
Nghiên cứu SGK để trả lời.
Lời giải chi tiết:
Sự khác biệt giữa quy trình chăn nuôi VietGAP với quy trình chăn nuôi thông thường là:
Chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP yêu cầu chặt chẽ về an toàn sinh học, kiểm soát dịch bệnh và bảo vệ môi trường. Toàn bộ quy trình sẽ được kiểm tra giám sát nội bộ, các dữ liệu thông tin trong toàn bộ quá trình chăn nuôi được lưu trữ, kiểm tra và truy xuất nguồn gốc.
CH2
Trong quy trình chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGap, chuồng trại và thiết bị chăn nuôi được chuẩn bị như thế nào?
Phương pháp giải:
Nghiên cứu nội dung mục 1 SGK để trả lời.
Lời giải chi tiết:
Trong quy trình chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP, chuồng trại và thiết bị chăn nuôi được chuẩn bị như sau:
- Xây dựng khu chăn nuôi:
+ Có tường hoặc hàng rào bao quanh, cổng ra vào có hố khử trùng.
+ Bố trí riêng biệt các khu.
- Xây dựng chuồng nuôi:
+ Hệ thống thông gió và chiếu sáng phù hợp.
+ Sàn và lối đi được làm bằng vật liệu an toàn, không trơn trượt.
+ Hệ thống tường, mái, rèm che đảm bảo không bị dột, thấm, không bị mưa hắt, gió lùa và dễ làm vệ sinh.
+ Xây dựng hệ thống cung cấp thức ăn và nước uống đảm bảo vật nuôi dễ tiếp cận.
+ Dụng cụ, thiết bị phải dùng riêng cho từng khu chăn nuôi, đảm bảo an toàn và dễ vệ sinh, khử trùng.
CH1
Giả sử em chuẩn bị chăn nuôi gà đẻ trứng với quy mô trang trại, em sẽ lựa chọn địa điểm xây dựng trang trại như thế nào?
Phương pháp giải:
Nghiên cứu nội dung mục 1 SGK để trả lời.
Lời giải chi tiết:
Địa điểm xây dựng trang trại:
- Yên tĩnh, xa khu dân cư, trường học, bệnh viện, nơi tụ tập đông người, … và không gây ô nhiễm khu dân cư.
- Giao thông thuận tiện cho chuyên chở trang thiết bị nguyên liệu, vật nuôi.
- Vị trí cao ráo, thoát nước tốt và có đủ nguồn nước sạch cho vật nuôi.
CH2
Thiết kế sàn và lối đi trong chuồng trại bằng vật liệu không trơn trượt có liên quan gì đến an toàn lao động trong chăn nuôi?
Phương pháp giải:
Nghiên cứu nội dung mục 1 SGK để trả lời.
Lời giải chi tiết:
Thiết kế sàn và lối đi trong chuồng trại bằng vật liệu không trơn trượt giúp hạn chế tai nạn lao động trong quá trình vận động của vật nuôi và đi lại của con người.
CH3
Trong quy trình chăn nuôi Vietgap, giống vật nuôi được lựa chọn và quản lí như thế nào?
Phương pháp giải:
Nghiên cứu nội dung mục 2 SGK để trả lời.
Lời giải chi tiết:
Lựa chọn và quản lí giống vật nuôi:
-
Con giống được lựa chọn phải phù hợp với mục đích chăn nuôi, có nguồn gốc rõ ràng, có các đặc tính di truyền tốt và khoẻ mạnh.
-
Nhập con giống cần tuân thủ các quy định gồm: giấy kiểm dịch, có công bố tiêu chuẩn chất lượng kèm theo, có quy trình chăn nuôi cho từng giống.
-
Giống mới cần nuôi cách li theo quy định thú y.
-
Giống vật nuôi được đánh dấu để quản li. Áp dụng phương thức quản lí “cùng vào — cùng ra” theo thứ tự ưu tiên: cả khu — từng dãy chuồng — từng chuồng từng ô.
CH4
Vì sao giống mới mua về cần nuôi cách li trước khi nhập chuồng?
Phương pháp giải:
Nghiên cứu nội dung mục 2 SGK để trả lời.
Lời giải chi tiết:
Khi giống mới mua về, chúng ta không biết chắc chắn về tình trạng sức khỏe của chúng, có thể chúng ta đã mua được giống có bệnh, ký sinh trùng hoặc vi khuẩn. Nếu chúng ta không kiểm soát được tình trạng sức khỏe của giống và để chúng nhập chuồng thì có thể chúng sẽ truyền bệnh cho đàn gia cầm khác trong chuồng, gây ra mất mát kinh tế. Vì vậy, việc nuôi giống cách li trước khi nhập chuồng là cách tốt nhất để đảm bảo giống được kiểm soát bệnh tật, đảm bảo sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm bệnh cho đàn gia cầm khác trong chuồng.
CH1
Hãy nêu các công việc cần thực hiện trong nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi theo tiêu chuẩn VietGap.
Phương pháp giải:
Nghiên cứu nội dung mục 3 SGK để trả lời.
Lời giải chi tiết:
Các công việc cần thực hiện trong nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi theo tiêu chuẩn VietGap:
1. Nuôi dưỡng: Cung cấp khẩu phần ăn đầy đủ dinh dưỡng theo tiêu chuẩn, đáp ứng nhu cầu của từng loại vật nuôi theo từng giai đoạn sinh trưởng
2. Chăm sóc: Vật nuôi được chăm sóc theo quy trình phù hợp với đặc điểm sinh lí và từng giai đoạn sinh trưởng.
CH2
Ở địa phương em, các cơ sở chăn nuôi có thực hiện tốt quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP không?
Phương pháp giải:
Liên hệ thực tế ở địa phương để trả lời.
Lời giải chi tiết:
Ở địa phương em, các cơ sở chăn nuôi đã thực hiện tốt quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP.
CH3
Trong quy trình chăn nuôi VietGap, quản lí dịch bệnh được thực hiện như thế nào?
Phương pháp giải:
Nghiên cứu nội dung mục 4 SGK để trả lời.
Lời giải chi tiết:
Trong quy trình chăn nuôi VietGap, quản lí dịch bệnh được thực hiện:
-
Trang trại phải có quy trinh phòng bệnh phù hợp với từng đối tượng nuôi, có đầy đủ trang thiết bị và quy trình vệ sinh, tiêu độc, khử trùng và có bác sĩ thú y theo dõi sức khỏe vật nuôi
-
Xây dựng kế hoạch kiểm soát động vật, loài gặm nhấm và côn trùng gây hại gồm: côn trùng, chuột, động vật hoang và các vật nuôi khác như chó, mèo.
-
Vận chuyển vật nuôi bằng các phương tiện phù hợp, an toàn, đúng cách nhằm hạn chế lây lan dịch bệnh ra cộng đồng.
CH4
Vì sao cần phải có quy trình thu gom, xử lí chất thải chăn nuôi cho từng đối tượng vật nuôi?
Phương pháp giải:
Nghiên cứu nội dung mục 5 SGK để trả lời.
Lời giải chi tiết:
Phải có quy trình thu gom, xử lý chất thải chăn nuôi cho từng đối tượng vật nuôi vì mỗi loại vật nuôi sẽ có chất thải khác nhau. Ví dụ chất thải rắn, chất thải lỏng được xử lý khác nhau.
CH5
Các mô hình chăn nuôi ở địa phương em có đáp ứng được yêu cầu về quản lí chất thải và bảo vệ môi trường theo tiêu chuẩn VietGAP không?
Phương pháp giải:
Liên hệ thực tế ở địa phương để trả lời.
Lời giải chi tiết:
Một số mô hình chăn nuôi ở địa phương em chưa đáp ứng được yêu cầu về quản lý chất thải và bảo vệ môi trường theo tiêu chuẩn VietGAP.
CH1
Bảng 20.1 - 20.3 được sử dụng để ghi chép, theo dõi lưu trữ thông tin cho bước nào trong quy trình chăn nuôi VietGap?
Phương pháp giải:
Nghiên cứu nội dung mục 6 trong SGK và bảng 20.1 – 20.3 để trả lời.
Lời giải chi tiết:
Bảng 20.1 - 20.3 được sử dụng để ghi chép, theo dõi lưu trữ thông tin cho bước lưu trữ hồ sơ trong quy trình chăn nuôi VietGAP.
CH2
Hãy cho biết nội dung các công việc cần kiểm tra nội bộ của trang trại chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP. Mục đích của việc kiểm tra nội bộ là gì?
Phương pháp giải:
Nghiên cứu nội dung mục 6 SGK để trả lời.
Lời giải chi tiết:
Thực hiện kiểm tra nội bộ mỗi năm một lần bao gồm: đánh giá hồ sơ lưu trữ và đánh giá hoạt động thực tế của trang trại. Đánh giá hoạt động thực tế của trang trại thông qua đánh giá quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc, quy trình quản lí dịch bệnh, quản lí nhân sự,...
Mục đích: Nhằm phát hiện những vấn đề tồn tại dễ cải tiến và nâng cao hiệu quả chăn nuôi.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Bài 20. Quy trình chăn nuôi theo tiêu chuẩn vietgap trang 112, 113, 114, 115 SGK Công nghệ 11 Cánh diều timdapan.com"