Bài 2 trang 31 tập bản đồ Lịch sử 6
Giải bài 2 trang 31 tập bản đồ Sử 6. Quan sát lược đồ dưới đây và dựa vào nội dung SGK, em hãy:
Đề bài
Quan sát lược đồ dưới đây và dựa vào nội dung SGK, em hãy:
a) Điền các địa danh Mê Linh, Lãng Bạc vào chỗ chấm (…) trên lược đồ.
b) Tô màu đỏ vào kí hiệu chỉ hướng tiến quân, chặn đánh và rút lui của nghĩa quân Hai Bà Trưng, màu xanh vào hướng tiến quân, đàn áp của quân Hán.
Lược đồ cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán (42-43)
c) Khoanh tròn chữ in hoa trước ý trả lời đúng.
* Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán diễn ra trong thời gian:
A. Từ năm 40 đến năm 41
B. Từ năm 42 đến năm 43
C. Từ năm 44 đến năm 45
* Lực lượng quân Hán tiến vào xâm lược nước ta gồm bao nhiêu quân?
A. 12 vạn quân
B. 20 vạn quân
C. 2 vạn quân
* Những nơi nào diễn ra cuộc chiến đấu ác liệt giữa nghĩa quân Hai Bà Trưng với quân xâm lược Hán?
A. Hợp Phố, Lãng Bạc và Cấm Khê
B. Quỷ Môn Quan, Cổ Loa và Tạc Khẩu
C. Mê Linh, Vô Biên và Dư Phong
* Hai Bà Trưng đã hi sinh anh dũng ở đâu?
A. Lãng Bạc
B. Mê Linh
C. Cấm Khê
d) Trình bày miệng diễn biến cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán (42-43) theo lược đồ.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Lời giải chi tiết
a) và b)
Lược đồ cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán (42-43)
c) Ý trả lời đúng
* Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán diễn ra trong thời gian:
B. Từ năm 42 đến năm 43
* Lực lượng quân Hán tiến vào xâm lược nước ta gồm bao nhiêu quân?
C. 2 vạn quân
* Hai Bà Trưng đã hi sinh anh dũng ở đâu?
C. Cẩm Khê
d) Diễn biến cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán (42-43) theo lược đồ
- Tháng 4 năm 42, quân Hán tấn công Hợp Phố. Quân ta anh dũng chống trả rồi rút lui.
- Mã Viện chiếm Hợp Phố, chia quân thành hai đạo thuỷ, bộ tiến vào Giao Chỉ.
+ Đạo quân bộ men theo bờ biển qua Quy Môn Quan, xuống Lục Đầu.
+ Đạo quân thuỷ từ Hợp Phố vượt biển vào sông Bạch Đằng, rồi ngược lên vùng Lục Đầu. Tại đây, hai cánh quân thuỷ, bộ hợp lại ở Lãng Bạc.
- Hai Bà Trưng kéo quân đến vùng Lãng Bạc để nghênh chiến. Cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt.
- Quân ta lùi về giữ cổ Loa và Mê Linh. Mã Viện truy đuổi ráo riết, quân ta phải rút về Cấm Khê (thuộc vùng Ba Vì – Hà Nội). Tại đây, quân ta ra sức cản địch, giữ từng xóm làng, tấc đất.
- Cuối cùng, tháng 3 năm 43 (ngày 6 tháng Hai âm lịch), Hai Bà Trưng đã hi sinh oanh liệt trên đất Cẩm Khê.
- Sau khi Hai Bà Trưng hi sinh, cuộc kháng chiến tiếp tục đến tháng 11 năm 43.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Bài 2 trang 31 tập bản đồ Lịch sử 6 timdapan.com"