Bài 2. Ô nhiễm, xói mòn đất và bảo vệ môi trường đất trang 10, 11, 12 SGK Khoa học 5 Chân trời sáng tạo

Hình 1 mô tả hiện tượng gì?


Trả lời câu hỏi Mở đầu trang 10 SGK Khoa học 5 Chân trời sáng tạo

Hình 1 mô tả hiện tượng gì?

Phương pháp giải:

Quan sát hình 1

Lời giải chi tiết:

Hình 1 mô tả hiện tượng xói mòn đất.


CH 1

Trả lời câu hỏi 1 trang 10 SGK Khoa học 5 Chân trời sáng tạo

Quan sát, đọc thông tin trong hình từ 2 đến 8 và cho biết:

●      Nguyên nhân nào gây ô nhiễm đất do con người ?

●      Nguyên nhân nào gây ô nhiễm đất do tự nhiên ?

Phương pháp giải:

Quan sát hình từ 2 đến 8

Lời giải chi tiết:

Quan sát, đọc thông tin trong hình dưới đây và ta thấy được:

●      Nguyên nhân gây ô nhiễm đất do con người: Bón phân hóa học, phun thuốc trừ sâu, thải hóa chất ra môi trường không qua xử lí, vứt rác bừa bãi không đúng nơi quy định,…

●      Nguyên nhân gây ô nhiễm đất do tự nhiên: Nhiễm mặn, cháy rừng, núi lửa phun trào,…


CH 1

Trả lời câu hỏi 1 trang 11 SGK Khoa học 5 Chân trời sáng tạo

Những nguyên nhân gây ô nhiễm đất ở địa phương em? Chia sẻ với bạn.

Phương pháp giải:

Quan sát ở địa phương

Lời giải chi tiết:

Những nguyên nhân gây ô nhiễm đất ở địa phương em:

●      Sử dụng phân bón và hóa chất trong nông nghiệp

●      Vụn bã sinh hoạt và rác thải

●      Chất thải từ ngành công nghiệp và sản xuất

●      Sự khai thác quá mức tài nguyên tự nhiên


CH 2

Trả lời câu hỏi 2 trang 11 SGK Khoa học 5 Chân trời sáng tạo

Đọc thông tin, quan sát hình dưới đây và cho biết những nguyên nhân gây xói mòn đất.

Phương pháp giải:

Đọc thông tin, quan sát hình dưới đây.

Lời giải chi tiết:

Những nguyên nhân gây xói mòn đất: Phá rừng, lũ lụt.


CH 1

Trả lời câu hỏi 1 trang 12 SGK Khoa học 5 Chân trời sáng tạo

Tìm hiểu nguyên nhân gây xói mòn đất

Mô tả sự thay đổi của đất trong mỗi khay khi có nước chảy và giải thích

Chia sẻ với bạn về nguyên nhân gây ra xói mòn đất

Phương pháp giải:

Quan sát thí nghiệm

Lời giải chi tiết:

- Mô tả sự thay đổi:

Khay 1:Đất trôi nhanh

Khay 2: Đất trôi chậm

Khay 3: Nước được giữ lại ở các bậc thang và đất trôi chậm.

- Giải thích: Khay 2 có cây nên có thể cản lại sức chảy và độ cuốn trôi đất của nước. Khay 3 các bậc thang sẽ giảm sức chảy của nước, giữ lại nước và đất.

- Nguyên nhân xói mòn đất: chặt phá rừng; bão, lũ, gió và địa hình dốc,...

CH 1

Trả lời câu hỏi 1 trang 13 SGK Khoa học 5 Chân trời sáng tạo

Đọc thông tin dưới đây, chia sẻ với bạn về những tác hại của ô nhiễm và xói mòn đất.

Phương pháp giải:

Đọc thông tin trong SGK

Lời giải chi tiết:

- Tác hại của ô nhiễm đất

• Ảnh hưởng đến đất: Làm mất các chất dinh dưỡng, đất dễ bị xói mòn.

• Ảnh hưởng đến nguồn nước: Các chất thải thấm vào trong đất, ảnh hưởng xấu đến nguồn nước.

• Ảnh hưởng đến các loài sinh vật: Thực vật chậm lớn hoặc có thể bị chết,...; nhiều động vật phải di chuyển đến các khu vực khác để sinh sống, có rất nhiều động vật không thể thích nghi và bị chết. Ô nhiễm đất còn ảnh hưởng xấu đến các sinh vật sống trong đất.

• Ảnh hưởng đến sức khoẻ con người:

Con người sử dụng nguồn nước, thực phẩm được nuôi trồng ở vùng đất bị ô nhiễm trong thời gian dài có thể dẫn đến nhiễm độc gan, ung thư....

- Tác hại của xói mòn đất

• Làm mất đất canh tác, do đất không còn dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng dẫn đến cây chậm lớn, năng suất giảm, có thể bị mất mùa,...

• Gia tăng lũ lụt, sạt lở, mất đất ở,...


CH 1

Trả lời câu hỏi 1 trang 14 SGK Khoa học 5 Chân trời sáng tạo

Thu thập thông tin về những nguyên nhân, tác hại của ô nhiễm đất và xói mòn đất qua sách, báo, in-tơ-nét.

Lập bảng theo gợi ý và chia sẻ với bạn.

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức đã học

Lời giải chi tiết:

STT Nguyên nhân Tác hại Biện pháp
1 Sử dụng phân bón và hóa chất trong nông nghiệp Các hóa chất có thể tích tụ trong đất và làm hại đến môi trường sống của các loài động vật và thực vật. Sử dụng phương pháp nông nghiệp bền vững và tăng cường quản lý phân bón để giảm ô nhiễm đất từ phân bón hóa học.
2 Rác thải và xử lý chất thải không hiệu quả Chất thải có thể chứa các hóa chất độc hại và chất ô nhiễm khác có thể thấm vào đất. Cải thiện các phương pháp xử lý chất thải và hạn chế sử dụng hóa chất độc hại để giảm ô nhiễm đất.
3 Sự khai thác quá mức tài nguyên tự nhiên Khai thác quá mức than, quặng và tài nguyên tự nhiên khác có thể gây ra xói mòn đất và mất mát đất. Thiết lập các biện pháp quản lý tài nguyên hiệu quả và hạn chế khai thác quá mức để bảo vệ đất và tài nguyên tự nhiên.

CH 2

Trả lời câu hỏi 2 trang 14 SGK Khoa học 5 Chân trời sáng tạo

Dựa vào thí nghiệm ở trang 12 về nguyên nhân gây xói mòn đất, quan sát các hình dưới đây và cho biết một số biện pháp bảo vệ môi trường đất.

Phương pháp giải:

Dựa vào thí nghiệm ở trang 12.

Lời giải chi tiết:

Một số biện pháp bảo vệ môi trường đất: Xử lý rác thải theo đúng quy định, trồng nhiều cây phủ xanh rừng, làm ruộng bậc thang, sử dụng phân bón hữu cơ.


CH 3

Trả lời câu hỏi 3 trang 14 SGK Khoa học 5 Chân trời sáng tạo

Em tập làm tuyên truyền viên

a) Viết hoặc vẽ tranh tuyên truyền bảo vệ môi trường đất và chia sẻ với bạn theo các nội dung sau:

●      Nguyên nhân, tác hại của ô nhiễm đất và xói mòn đất.

●      Một số việc cần làm để bảo vệ môi trường đất.

●      Những việc em và mọi người xung quanh đã làm để bảo vệ môi trường đất.

b) Vận động người thân và cộng đồng cùng bảo vệ môi trường đất.

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức bài đã học

Lời giải chi tiết:

a) Vẽ tranh về đề tài trồng rừng, nhặt rác,…

b) Vận động người thân và cộng đồng cùng bảo vệ môi trường đất.