Bài 2. Quy trình chế tạo cơ khí trang 10, 11, 12, 13 SGK Công nghệ 11 Cánh diều

Quan sát hình 2.1 và cho biết các bước cơ bản của quy trình chế tạo vòng bi.


Quan sát hình 2.1 và cho biết các bước cơ bản của quy trình chế tạo vòng bi.

 

Phương pháp giải:

Quan sát hình vẽ 2.1 để trả lời câu hỏi.


Lời giải chi tiết:

Tạo phôi kim loại 

Gia công tạo vòng bi, bi, vòng cách, vòng trong

Lắp ráp

Kiểm tra

Hoàn thiện

Khái quát chung về quy trình chế tạo cơ khí



CH1

 Quan sát hình 2.2 và kể tên các bước cơ bản của quy trình chế tạo cơ khí.


Phương pháp giải:

Quan sát hình 2.2 để trả lời câu hỏi.


Lời giải chi tiết:

Bước 1: Chuẩn bị chế tạo

Bước 2: Gia công chi tiết

Bước 3: Lắp ráp chi tiết

Bước 4: Kiểm tra và hoàn thiện sản phẩm



CH2

Một nhà máy chế tạo cơ khí có cần thực hiện đầy đủ các bước như hình 2.2 không? Vì sao?


Phương pháp giải:

Vận dụng mục I trang 10 SGK và kiến thức thực tế để trả lời câu hỏi.


Lời giải chi tiết:

Việc thực hiện đúng quy trình khi chế tạo trong cơ khí sẽ dâm bảo cho quá trình sản xuất tạo ra được các sản phẩm có tính kĩ thuật, kinh tế và mĩ thuật tốt nhật. Các bước cơ bản trong quy trình chế tạo cơ khí được mô tả như hình 2.2. 

Sản phẩm của ngành cơ khí chế tạo có thể là một chi tiết (bánh răng, bạc lót, cờ lê,...) hoặc nhiều chi tiết lắp ghép với nhau (vòng bi, hộp số, động cơ,...) nên quy trình chế tạo cơ khí có thể bao gồm đủ hoặc thiếu một trong hai bước gia công chi tiết và lắp ráp chi tiết.

Ví dụ: Phân xưởng A gia công dập vỏ tủ điện thì trong quy trình chế tạo vỏ tủ điện không cần bước lắp ráp chi tiết; Nhà máy B mua các chi tiết về lắp ráp thành sản phẩm xe máy hoàn chỉnh thì trong quy trình chế tạo không cần bước gia công chi tiết.



CH1

Nghiên cứu bản vẽ có vai trò gì trong bước chuẩn bị chế tạo? Quan sát hình2.3, 2.4 và cho biết nghiên cứu bản vẽ này sẽ có được những thông tin gì?

 

Phương pháp giải:

Quan sát hình vẽ 2.3, 2.4 và vận dụng kiến thức thực tế để trả lời câu hỏi.


Lời giải chi tiết:

-Vai trò: Xác định rõ các thông tin cần thiết về sản phẩm liên quan đến việc chế tạo như: quy trình công nghệ, phương pháp gia công, điều kiện sản xuất.,... 

-Nghiên cứu bản vẽ lắp sản phẩm puli treo ở hình 2.3 để xác định số lượng chi tiết cầu thành nên sản phẩm cũng như mối quan hệ lắp ghép giữa các chi tiết.

-Nghiên cứu bản vẽ chi tiết bạc lót ở hình 2.4 để lựa chọn được phương pháp gia công



CH1

Mục đích của lập quy trình công nghệ và chọn trang thiết bị phục vụ chế tạo là gì? Lấy ví dụ minh họa.


Phương pháp giải:

Quan sát hình 2.3 và vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi.


Lời giải chi tiết:

Sau khi nghiên cứu bản vẽ, bước tiếp theo là lập quy trình công nghệ để chế tạo sản phẩm đúng yêu cầu kĩ thuật và giảm thiểu chi phí

Ví dụ: Đối với sản phẩm puli treo ở hình 2.3, các chi tiết cần xây dựng quy trình công nghệ gia công là: giá treo, giá đỡ trục. Puli và bạc lót. Các chi tiết còn lại (bulông, đai ốc) là các chi tiết thông dụng sẽ mua theo tiêu chuẩn để giảm chi phí. Sản phẩm puli treo được tạo thành từ nhiều chỉ tiết nên cần xây dựng quy trình công nghệ lắp ráp.



CH2

Nên xây dựng quy trình công nghệ gia công cho những chi tiết nào ở hình 2.3 để giảm chi phí chế tạo?


Phương pháp giải:

Quan sát hình 2.3 và vận dụng kiến thức thực tế để trả lời câu hỏi.


Lời giải chi tiết:

Đối với sản phẩm puli treo ở hình 2.3, các chi tiết cần xây dựng quy trình công nghệ gia công là: giá treo, giá đỡ trục. Puli và bạc lót. Các chi tiết còn lại (bulông, đai ốc) là các chi tiết thông dụng sẽ mua theo tiêu chuẩn để giảm chi phí.



CH3

Quan sát hình 2.5 và hình 2.6 cho biết: các chi tiết bạc lót, giá đỡ trục nên gia công trên loại máy nào thì phù hợp?


Phương pháp giải:

 Quan sát hình 2.5, 2.6 và vận dụng kiến thức thực tế để trả lời câu hỏi.


Lời giải chi tiết:

Chi tiết bạc lót được gia công bằng máy tiện.

Chi tiết giá đỡ trục được gia công bằng máy phay, máy khoan.



CH1

Quan sát hình 2.7 và cho biết trình tự lắp ráp sản phẩm puli treo.


Phương pháp giải:

 Quan sát hình 2.7 và vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi.


Lời giải chi tiết:

Trình tự lắp ráp sản phẩm puli treo:

1) Đưa bánh puli vào vị trí lắp

2) Lắp bạc lót vào bánh puli

3) Lắp giá đỡ trực vào bạc lót

4) Lắp giá treo vào giá đỡ trục



CH2

Việc kiểm tra và hoàn thiện sản phẩm có vai trò gì trong quy trình công nghệ chế tạo cơ khí?


Phương pháp giải:

 Vận dụng kiến thức mục II trang 13 SGK để trả lời câu hỏi.


Lời giải chi tiết:

Thực hiện kiểm tra tổng thể khả năng làm việc và khắc phục các lỗi trên sản phẩm trước khi tiến hành công việc đóng gói hoặc đưa sản phẩm vào sử dụng. Chất lượng sản phẩm được đánh giá thông qua độ chính xác chế tạo các chi tiết và độ chính xác lắp ráp.



CH3

Với sản phẩm puli treo sản phải kiểm tra những yêu cầu nào?


Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức mục II trang 13 SGK để trả lời câu hỏi.


Lời giải chi tiết:

Đối với sản phẩm puli treo, các yêu cầu cần kiểm tra là:

- Khả năng quay trơn của bánh puli và bạc lót.

- Độ chính xác của các mối ghép,

- Độ đồng tâm của các lỗ lắp ghép trên hai giá đỡ trục.



CH4

Hãy lập quy trình chế tạo chi tiết giá treo của sản phẩm puli treo ở hình 2.3


Phương pháp giải:

Quan sát hình 2.3 và vận dụng kiến thức thực tế để trả lời câu hỏi.


Lời giải chi tiết:

Quy trình chế tạo chi tiết giá treo của sản phẩm puli treo ở hình 2.3:

Bước 1: Đưa bánh puli vào vị trí lắp

Bước 2: Lắp bạc lót vào bánh puli

Bước 3: Lắp giá đỡ trục vào bạc lót

Bước 4: Lắp giá treo vào giá đỡ trục



CH5

Mô tả quy trình chế tạo một sản phẩm cơ khí mà em biết dưới dạng sơ đồ khối.


Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức mục II trang 10,11,12,13 SGK và kiến thức thực tế để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:


Bài giải tiếp theo