Bài 2. Hình chiếu vuông góc của các khối hình học cơ bản trang 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16 SGK Công nghệ 8 Cánh diều
Em hãy nhận xét bóng của cột cờ khác nhau như thế nào khi Mặt Trời chiếu vào buổi sáng, buổi trưa và buổi chiều?
KĐ
Em hãy nhận xét bóng của cột cờ khác nhau như thế nào khi Mặt Trời chiếu vào buổi sáng, buổi trưa và buổi chiều?
Phương pháp giải:
Quan sát bóng của cột cờ trong các buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều.
Lời giải chi tiết:
Buổi sáng, bóng cọc dài ngả về phía tây.
Buổi trưa, bóng cọc ngắn lại, ở ngay dưới chân cọc đó.
Buổi chiều, bóng cọc dài ra ngả về phía đông.
KP
Quan sát Hình 2.1 và cho biết tia chiếu ở các phép chiếu khác nhau như thế nào?
Phương pháp giải:
Quan sát hình 9.1 để xác định các phép chiếu.
Lời giải chi tiết:
a) Phép chiếu xuyên tâm: Các tia chiếu kéo dài đồng quy tại tâm chiếu.
b) Phép chiếu song song: Các tia chiếu song song với nhau.
c) Phép chiếu vuông góc: Các tia chiếu song song với nhau và vuông góc với mặt phảng hình chiếu.
KP
Quan sát Hình 2.3 và cho biết: Làm thế nào để nhận được hình chiếu vuông góc của vật thể?
Phương pháp giải:
Quan sát hình 2.2 và 2.3 để xác định hình chiếu vuông góc của các vật thể.
Lời giải chi tiết:
Để nhận được hình chiếu vuông góc của vật thể ta cần đặt vật thể trong không gian được tạo bởi ba mặt phẳng hình chiếu vuông góc với nhau từng đôi một (MPHC đứng, MPHC bằng, MPHC cạnh) rồi lần lượt chiếu vuông góc vật thể theo các hướng từ trước ra sau, từ trên xuống dưới và từ trái sang phải để nhận được các hình chiếu:
- Hình chiếu A: Hình chiếu từ trước (Hình chiếu đứng).
- Hình chiếu B: Hình chiếu từ trên (Hình chiếu bằng).
- Hình chiếu C: Hình chiếu từ trái (Hình chiếu cạnh).
KP1
Quan sát Hình 2.4 và đọc tên các hình chiếu theo hướng chiếu tương ứng.
Phương pháp giải:
Quan sát hình 2.4 để xác định các hình chiếu vuông góc.
Lời giải chi tiết:
- Hình chiếu A: Hình chiếu từ trước (Hình chiếu đứng).
- Hình chiếu B: Hình chiếu từ trên (Hình chiếu bằng).
- Hình chiếu C: Hình chiếu từ trái (Hình chiếu cạnh).
KP2
Vì sao phải xoay các mặt phẳng hình chiếu về trùng với mặt phẳng hình chiếu đứng?
Phương pháp giải:
Dựa vào mục đích thể hiện các hình chiếu.
Lời giải chi tiết:
Phải xoay các mặt phẳng hình chiếu về trùng với mặt phẳng hình chiếu đứng vì khi lập bản vẽ, người ta dễ thể hiện các hình chiếu trên mặt phẳng giấy.
KP3
Cho biết vị trí các hình chiếu bằng, hình chiếu cạnh so với hình chiếu đứng trên mặt phẳng giấy vẽ.
Phương pháp giải:
Dựa vào hình 2.4 để xác định vị trí của các hình chiếu.
Lời giải chi tiết:
Hình chiếu bằng ở bên dưới còn hình chiếu cạnh ở bên phải hình chiếu đứng.
KP4
Nét đứt mảnh trên hình chiếu B (Hình 2.4) thể hiện cạnh nào của vật thể?
Phương pháp giải:
Quan sát hình 2.4 để xác định cạnh mà nét đứt ở hình chiếu B thể hiện.
Lời giải chi tiết:
Nét đứt mảnh trên hình chiếu B (Hình 2.4) thể hiện cạnh không nhìn thấy của vật thể.
LT
Cho vật thể với các hướng chiếu A, B, C (Hình 2.5a) và các hình chiếu 1, 2, 3 (Hình 2.5b). Hãy ghép cặp hình chiếu với hướng chiếu tương ứng.
Phương pháp giải:
Dựa vào hình 2.5 để xác định các hình chiếu từ các hướng chiếu A, B, C.
Lời giải chi tiết:
1 - A, 2 - C, 3 - B.
KP1
Quan sát Hình 2.6 và cho biết:
Các mặt đáy, mặt bên của các khối đa diện là hình gì?
Phương pháp giải:
Dựa vào hình 2.6 để xác định các mặt đáy, mặt bên của các khối đa diện.
Lời giải chi tiết:
- Khối hộp chữ nhật: Mặt đáy mặt bên là các hình chữ nhật.
- Khối lăng trụ tam giác đều: Mặt đáy là hình tam giác, mặt bên là hình chữ nhật.
- Khối chóp tứ giác đều: Mặt đáy là hình vuông, mặt bên là hình tam giác.
KP2
Quan sát Hình 2.6 và cho biết:
Mỗi khối đa diện có những kích thước nào được thể hiện trên hình?
Phương pháp giải:
Xác định các kích thước có trong khối đa diện.
Lời giải chi tiết:
Mỗi khối đa diện có kích thước chiều dài, chiều rộng của đáy (hoặc cạnh đáy) và chiều cao được thể hiện trên hình.
KP1
Từ hình chiếu đứng, xác định vị trí hình chiếu bằng như thế nào?
Phương pháp giải:
Dựa vào cách vẽ hình chiếu bằng.
Lời giải chi tiết:
Kẻ đường gióng từ hình chiếu đứng để xác định vị trí vẽ hình chiếu bằng sao cho hình chiếu bằng ở dưới hình chiếu đứng.
KP2
Các hình chiếu của khối hộp chữ nhật là các hình gì? Mỗi hình chiếu thể hiện kích thước nào của khối hộp?
Phương pháp giải:
Quan sát hình hộp chữ nhật ở hình 2.7 để xác định các hình chiếu của hình hộp chữ nhật.
Lời giải chi tiết:
Các hình chiếu của khối hộp chữ nhật là các hình chữ nhật bao quanh hình hộp.
Mỗi hình chiếu thể hiện kích thước:
- Hình chiếu đứng: chiều dài (chiều rộng) x chiều cao.
- Hình chiếu bằng: chiều dài x chiều rộng.
- Hình chiếu cạnh: chiều rộng (chiều dài) x chiều cao.
KP3
Quan sát Hình 2.8 và cho biết:
- Các hình chiếu của khối lăng trụ tam giác đều là hình gì?
- Kích thước của hình chiếu cạnh.
Phương pháp giải:
Dựa vào hình 2.8 để xác định các hình chiếu của khối lăng trụ tam giác đều.
Lời giải chi tiết:
- Hình chiếu đứng: hình chữ nhật.
- Hình chiếu bằng: hình tam giác.
- Hình chiếu cạnh: hình chữ nhật.
- Kích thước của hình chiếu cạnh: a x h.
LT
Vẽ các hình chiếu của khối chóp tứ giác đều Hình 2.6c với kích thước a = 60 mm, h = 100 mm
Phương pháp giải:
Xác định các hình chiếu vuông góc của hình chóp tứ giác đều ở hình 2.6c
Lời giải chi tiết:
KP
Quan sát Hình 2.9 và cho biết: Khi quay hình chữ nhật, hình tam giác vuông, nửa hình tròn quanh một trục cố định ta được các khối tròn xoay như thế nào?
Phương pháp giải:
Dựa vào hình 2.9 và cách tạo khối tròn xoay.
Lời giải chi tiết:
- Khi quay hình chữ nhật quanh một trục cố định ta được khối trụ.
- Khi quay hình tam giác vuông quanh một trục cố định ta được khối nón.
- Khi quay nửa hình tròn quanh một trục cố định ta được khối cầu.
KP
Quan sát Hình 2.10 Em hãy cho biết h và d thể hiện kích thước nào của vật thể?
Phương pháp giải:
Dựa vào hình 2.10 để xác định các kích thước của h, d.
Lời giải chi tiết:
- h: chiều cao khối trụ.
- d: đường kính đáy khối trụ/ đườn kính khối cầu.
LT
Cho các hình chiếu vuông góc (Hình 2.11a) và các khối tròn xoay (Hình 2.11b). Hãy ghép cặp khối tròn xoay với hình chiếu vuông góc tương ứng.
Phương pháp giải:
Quan sát hình 2.11 để xác định các hình chiếu vuông góc tương ứng với các khối tròn xoay nào?
Lời giải chi tiết:
1 - B, 2 - A.
TH1
Lựa chọn tỉ lệ thích hợp, vẽ hình chiếu vuông góc của khối nón có đường kính đáy d = 100 mm, chiều cao nón h = 150 mm.
Phương pháp giải:
Lựa chọn tỉ lệ 1: 1 để vẽ hình chiếu vuông góc của các khối nón
Lời giải chi tiết:
TH2
Vẽ các hình chiếu vuông góc và ghi kích thước của vật thể ở Hình 2.12.
Phương pháp giải:
Xác định các hình chiếu vuông góc ở các vật thể.
Lời giải chi tiết:
VD
Sưu tầm một sản phẩm công nghệ có hình dạng là khối đa diện và khối tròn xoay và trao đổi với các bạn trong lớp về hình dạng sản phẩm đó.
Phương pháp giải:
Sưu tầm một số sản phẩm có hình dạng khối đa diện và khối tròn xoay thân thuộc trong gia đình.
Lời giải chi tiết:
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Bài 2. Hình chiếu vuông góc của các khối hình học cơ bản trang 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16 SGK Công nghệ 8 Cánh diều timdapan.com"