Bài 19.10; 19.11; 19.12 trang 42 SBT Hóa học 12

Giải bài 19.10; 19.11; 19.12 trang 42 sách bài tập Hóa học 12 - Cho 3 g hợp kim Cu - Ag tác dụng hết với dung dịch HNO3 đặc thu được 7,34 g hỗn hợp hai muối Cu(NO3)2 và AgNO3. Hãy xác định thành phần phần trăm khối lượng của từng kim loại trong hợp kim.


Câu 19.10.

Một loại hợp kim loại của sắt trong đó có nguyên tố C( 0,01%- 2%) và một lượng rất ít các nguyên tố Si, Mn, S, P. Hợp kim đó là

A. gang trắng                           B.thép

C. gang xám                            D. đuyra.

Phương pháp giải

Xem lại thành phần tạo thành của hợp kim trên

Lời giải chi tiết

Một loại hợp kim loại của sắt trong đó có nguyên tố C( 0,01%- 2%) và một lượng rất ít các nguyên tố Si, Mn, S, P. Hợp kim đó là thép

=> Chọn B


Câu 19.11.

Một loại hợp  kim của sắt trong đó có nguyên tố C(2%-5%) và một số nguyên tố khác: 1-4%Si; 0,3-5%Mn; 0,1-2%P; 0,01-1% S. Hợp kim đó là

A. amelec                    B. thép

C.gang                        D. đuyra

Phương pháp giải

Xem lại thành phần tạo thành của hợp kim trên

Lời giải chi tiết

Một loại hợp  kim của sắt trong đó có nguyên tố C(2%-5%) và một số nguyên tố khác: 1-4%Si; 0,3-5%Mn; 0,1-2%P; 0,01-1% S. Hợp kim đó là gang

=> Chọn C


Câu 19.12.

Hỗn hợp X gồm Ba và Cu. Khi cho X tác dụng với \({O_2}\) dư thì khối lượng chất rắn tăng thêm 6,4 g. Khi cho chất rắn thu được sau phản ứng tác dụng với \({H_2}\) dư thì khối lượng chất rắn giảm 3,2g. Khối lượng của hỗn hợp X là:

A. 26,5 g                     B. 40,2 g

C. 20,1 g                     D. 44,1 g

Phương pháp giải

- Từ số mol \({O_2}\) => số mol hỗn hợp X

- Chỉ có CuO phản ứng với \({H_2}\) 

- Từ khối lượng chất rắn giảm => khối lượng oxi trong CuO phản ứng=> số mol Cu=> số mol Ba

Lời giải chi tiết

Hỗn hợp X tác dụng \({O_2}\)  thì thu được rắn gồm : BaO, CuO.

Phương trình hóa học của phản ứng là 

\(2Ba + {O_2} \to 2BaO\)  (1)

\(2Cu + {O_2} \to 2CuO\)  (2)

Khối lượng chất rắn tăng chính là khối lượng của \(O_2\) tham gia phản ứng

=> \({n_{{O_2}}} = \dfrac{{6,4}}{{32}} = 0,2mol\) 

Từ (1), (2) => \({n_{{hhX}}}  = 0,4mol\)

Chất rắn cho tác dụng với \({H_2}\) thì chỉ có CuO phản ứng

\(CuO + {H_2} \to Cu + H_2O\) (3)

Theo (3) khối lượng chất rắn giảm chính là khối lượng của oxi mất đi 

=>\({n_{CuO}} = {n_O} = \dfrac{{3,2}}{{16}} = 0,2mol\)

=>\({n_{{Cu}}}  = 0,2mol\)

=> \({n_{{Ba}}}  = 0,4-0,2=0,2mol\)

=>Khối lượng của chất rắn X = 0,2.64+0,2.137=40,2 (g)

=> Chọn B