Bài 17. Đại cương về động cơ đốt trong trang 84, 85, 86 SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thức

Em hãy quan sát Hình 17.1 và cho biết đầu xe lửa nào ra đời trước.


CH1

Em hãy quan sát Hình 17.1 và cho biết đầu xe lửa nào ra đời trước. So sánh sự khác nhau giữa hai đầu máy xe lửa, sự khác nhau lớn nhất là gì?


Phương pháp giải:

Quan sát hình vẽ để trả lời câu hỏi.


Lời giải chi tiết:

Đầu xe lửa bên trái ra đời trước.

Đầu máy xe lửa bên trái là đầu máy động cơ hơi nước, đầu máy xe lửa bên phải là động cơ đốt trong.



CH2

Em hãy tìm hiểu và cho biết: Bản chất quá trình đốt cháy nhiên liệu với không khí trong xi lanh động cơ có phải là phản ứng oxi hóa của nhiên liệu với oxygen trong không khí không?


Phương pháp giải:

Tìm hiểu kiến thức mục I trang 84 SGK để trả lời câu hỏi.


Lời giải chi tiết:

Bản chất quá trình đốt cháy nhiên liệu với không khí trong xi lanh động cơ là phản ứng oxi hóa của nhiên liệu với oxygen trong không khí.



CH1

Em hãy quan sát và cho biết tên gọi của loại động cơ trong Hình 17.3


Phương pháp giải:

 Quan sát hình vẽ để trả lời câu hỏi.


Lời giải chi tiết:

Động cơ trong hình là động cơ đốt trong.



CH2

Hãy kể tên các loại động cơ đốt trong dựa trên việc kết hợp 2 tiêu chí phân loại về nhiên liệu sử dụng và số hành trình của pít tông trong một chu trình công tác.


Phương pháp giải:

 Vận dụng kiến thức mục II trang 85 SGK và kiến thức thực tế để trả lời câu hỏi.


Lời giải chi tiết:

Các loại động cơ đốt trong dựa trên việc kết hợp 2 tiêu chí phân loại về nhiên liệu sử dụng và số hành trình của pittông trong một chu trình công tác:

Động cơ xăng 2 kì.

Động cơ xăng 4 kì.

Động cơ diesel 2 kì.

Động cơ diesel 4 kì.



CH1

Quan sát Hình 17.4 và cho biết: Theo chiều chuyển động quay của trục khuỷu (6), pít tông (4) đang dịch chuyển như thế nào?

Khi nào pít tông (4) đổi chiều chuyển động?

Hãy mô tả sự thay đổi thể tích giới hạn bởi đỉnh pít tông và không gian phía trên của xi lanh.


Phương pháp giải:

Quan sát hình vẽ để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Theo chiều chuyển động quay của trục khuỷu (6), pít tông (4) đang dịch chuyển đi xuống.

Pít tông (4) đổi chiều chuyển động khi trục khuỷu quay đến vị trí số 6 của kim đồng hồ.

Mô tả sự thay đổi thể tích giới hạn bởi đỉnh pít tông và không gian phía trên của xi lanh:

+ Thể tích lớn nhất khi trục khuỷu quay ở vị trí số 6 của kim đồng hồ.

+ Thể tích nhỏ nhất khi trục khuỷu quay ở vị trí số 12 của kim đồng hồ.



CH2

Hãy quan sát trong gia đình hoặc xung quanh em và kể tên máy động lực sử dụng động cơ đốt trong. Động cơ đốt trong đó sử dụng nhiên liệu gì?


Phương pháp giải:

 Tìm hiểu và vận dụng kiến thức thực tế để trả lời câu hỏi.


Lời giải chi tiết:

Một số máy sử dụng động cơ đốt trong của gia đình em: máy phát điện, xe máy, ô tô.

Các động cơ đốt trong ở các máy trên đều sử dụng nhiên liệu xăng.