Giải bài 16.7 trang 28 sách bài tập KHTN 6 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Thực hiện thí nghiệm sau: Chuẩn bị hai bát. Bát (1): trộn đều 1 thìa muối tinh và 3 thìa đường vàng. Bát (2): trộn đều 3 thìa muối tinh và 1 thìa đường vàng. a) So sánh màu sắc và vị của hỗn hợp trong bát (1) và bát (2). Từ đó rút ra tính chất của hỗn hợp (màu sắc, vị) có phụ thuộc vào yếu tố nào. b) Nếm thử hỗn hợp trong bát, có thể nhận ra sự có mặt của từng chất có trong hỗn hợp không? Tính chất của từng chất trong hỗn hợp có giữ nguyên không?
Đề bài
Thực hiện thí nghiệm sau: Chuẩn bị hai bát.
Bát (1): trộn đều 1 thìa muối tinh và 3 thìa đường vàng.
Bát (2): trộn đều 3 thìa muối tinh và 1 thìa đường vàng.
a) So sánh màu sắc và vị của hỗn hợp trong bát (1) và bát (2). Từ đó rút ra tính chất của hỗn hợp (màu sắc, vị) có phụ thuộc vào yếu tố nào.
b) Nếm thử hỗn hợp trong bát, có thể nhận ra sự có mặt của từng chất có trong hỗn hợp không? Tính chất của từng chất trong hỗn hợp có giữ nguyên không?
Phương pháp giải - Xem chi tiết
a) Tính chất của hỗn hợp thay đổi tùy thuộc vào thành phần các chất có trong hỗn hợp
b) Tính chất của từng chất trong hỗn hợp được giữ nguyên
Lời giải chi tiết
a) So sánh màu sắc và vị của hỗn hợp
- Bát (1): màu vàng nhiều hơn màu trắng, vị ngọt rõ hơn vị mặn.
- Bát (2): màu trắng nhiều hơn màu vàng, vị mặn rõ hơn.
=> Như vậy tính chất của hỗn hợp (màu sắc, vị) có sự thay đổi khi thay đối thành phần các chất có trong hỗn hợp.
b) Nếm thử hỗn hợp trong bát có thể nhận ra vị ngọt của đường và vị mặn của muối.
=> Tính chất của đường và muối trong hỗn hợp được giữ nguyên.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Giải bài 16.7 trang 28 sách bài tập KHTN 6 – Kết nối tri thức với cuộc sống timdapan.com"