Giải Bài 16: Ngày em vào Đội VBT Tiếng Việt 3 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
Đọc các câu đố về đồ dùng học tập hoặc những đồ vật khác ở trường và viết thông tin vào phiếu đọc sách. Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp. Câu nói của mỗi bạn ở tranh A và tranh B có gì khác nhau. Từ in đậm trong các câu nói ở bài tập 3 bổ sung điều gì cho câu. Chuyển các câu dưới đây thành câu cảm (theo mẫu). Viết câu cảm phù hợp với mỗi tình huống sau.
Câu 1
Đọc các câu đố về đồ dùng học tập hoặc những đồ vật khác ở trường và viết thông tin vào phiếu đọc sách.
Phương pháp giải:
Em tìm kiếm các câu đố trong sách, báo, tạp chí,... để hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
- Ngày đọc: 8/8/2022
- Số câu đố đã đọc: 10 câu
- Các đồ vật được nói đến: thước kẻ, bút chì, bàn học, cặp sách, bảng, cục tẩy, phấn,...
- Câu đố em thấy dễ đoán nhất:
Da trắng muốt
Ruột trắng tinh
Bạn với học sinh
Thích cọ đầu vào bảng
Là cái gì? (Viên phấn)
- Câu đố em thấy khó đoán nhất:
Thân dài thượt
Ruột thẳng băng
Khi thịt bị cắt khỏi chân
Thì ruột lòi dần, vẫn thẳng như xưa
Là cái gì? (Bút chì)
- Mức độ yêu thích: 5 sao
Câu 2
Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp.
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và xếp những từ ngữ phù hợp với các nhóm từ.
Lời giải chi tiết:
- Người: Người mượn, người đọc, thủ thư.
- Đồ vật: Thẻ thư viện, phiếu mượn sách, sách, giá sách, báo.
- Hoạt động: Tìm sách, mượn, đọc, trả.
Câu 3
Câu nói của mỗi bạn ở tranh A và tranh B có gì khác nhau?
Phương pháp giải:
Em quan sát tranh và hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
|
Các câu ở tranh A |
Các câu ở tranh B |
Từ ngữ |
Không có các từ ngữ thể hiện cảm xúc. |
Có các từ ngữ nhấn mạnh như quá, lắm, thế. |
Dấu câu |
Kết thúc câu bằng dấu chấm. |
Kết thúc câu bằng dấu chấm than. |
Kiểu câu |
Câu kể. |
Câu cảm thán. |
Câu 4
Từ in đậm trong các câu nói ở bài tập 3 bổ sung điều gì cho câu?
a. Cảm xúc của người nói
b. Mong muốn của người nói
c. Nội dung kể, tả, giới thiệu
Phương pháp giải:
Em xem lại các câu nói ở bài tập 3 để hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
Từ in đậm trong các câu nói ở bài tập 3 bổ sung: a. Cảm xúc của người nói
Câu 5
Chuyển các câu dưới đây thành câu cảm (theo mẫu).
M: Quyển từ điển này hữu ích. → Quyển từ điển này hữu ích quá!
a. Bạn ấy đọc nhiều sách. → ……………
b. Thư viện trường mình rộng. →……………..
c. Thư viện đóng cửa muộn. →……………..
Phương pháp giải:
Em dựa vào mẫu để hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
a. Bạn ấy đọc nhiều sách. → Bạn ấy đọc nhiều sách quá!
b. Thư viện trường mình rộng. → Thư viện trường mình rộng quá!
c. Thư viện đóng cửa muộn. → Thư viện đóng cửa muộn quá!
Câu 6
Viết câu cảm phù hợp với mỗi tình huống sau:
a. Nêu cảm xúc với thời tiết ngày hôm nay.
b. Nêu cảm xúc sau khi nghe bạn đọc diễn cảm một bài thơ.
Phương pháp giải:
Em đọc tình huống và suy nghĩ để đặt câu phù hợp.
Lời giải chi tiết:
a.
- Thời tiết hôm nay đẹp quá!
- Hôm nay trời trong xanh quá!
- Gió trời hôm nay mát mẻ quá!
b.
- Bạn đọc thơ hay quá!
- Giọng của bạn truyền cảm quá!
- Bạn đọc bài thơ này dễ nghe quá!
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Giải Bài 16: Ngày em vào Đội VBT Tiếng Việt 3 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống timdapan.com"