Bài 13.4, 13.5, 13.6 trang 36 SBT Vật Lí 12

Giải bài 13.4, 13.5, 13.6 trang 36 sách bài tập vật lí 12. Biểu thức cường độ dòng điện qua cuộn cảm là


13.4

Đặt điện áp \(u = 100{\rm{cos}}100\pi t(V)\) vào hai đầu một cuộn cảm thuần có độ tự cảm \(\dfrac{1}{{2\pi }}(H).\) Biểu thức cường độ dòng điện qua cuộn cảm là

A.\(i = 2{\rm{cos}}(100\pi t - \dfrac{\pi }{2})(A).\)

B. \(i = 2{\rm{cos}}(100\pi t + \dfrac{\pi }{2})(A).\)

C. \(i = 2\sqrt 2 {\rm{cos}}(100\pi t - \dfrac{\pi }{2})(A).\)

D. \(i = 2\sqrt 2 {\rm{cos}}(100\pi t + \dfrac{\pi }{2})(A).\)

Phương pháp giải:

Sử dụng công thức tính cảm kháng cuộn dây \({Z_L} = L\omega \)

Sử dụng định luật Ôm cho đoạn mạch chỉ chứa \(L\): \({I_0} = \dfrac{{{U_0}}}{{{Z_L}}}\)

Sử dụng lí thuyết trong đoạn mạch chỉ chứa cuộn dây, dòng điện trễ pha hơn điện áp \(\dfrac{\pi }{2}\)

Lời giải chi tiết:

Ta có

\({Z_L} = L\omega  = \dfrac{1}{{2\pi }}.100\pi  = 50(\Omega )\)

\({I_0} = \dfrac{{{U_0}}}{{{Z_L}}} = \dfrac{{100}}{{50}} = 2(A)\)

Trong đoạn mạch chỉ chứa cuộn dây, dòng điện trễ pha hơn điện áp\(\dfrac{\pi }{2}\)\( \Rightarrow {\varphi _i} = {\varphi _u} - \dfrac{\pi }{2} =  - \dfrac{\pi }{2}rad\) 

Biểu thức cường độ dòng điện: \(i = 2\cos (100\pi t - \dfrac{\pi }{2})(A)\)

Chọn A


13.5

Đặt điện áp \(u = {U_0}{\rm{cos}}\omega t\) vào hai đầu một cuộn cảm thuần có độ tự cảm \(L\) thì cường độ dòng điện qua cuộn cảm là

A. \(i = \dfrac{{{U_0}}}{{\omega L}}{\rm{cos}}(\omega t + \dfrac{\pi }{2}).\)

B. \(i = \dfrac{{{U_0}}}{{\omega L\sqrt 2 }}{\rm{cos}}(\omega t + \dfrac{\pi }{2}).\)

C. \(i = \dfrac{{{U_0}}}{{\omega L}}{\rm{cos}}(\omega t - \dfrac{\pi }{2}).\)

D. \(i = \dfrac{{{U_0}}}{{\omega L\sqrt 2 }}{\rm{cos}}(\omega t - \dfrac{\pi }{2}).\)

Phương pháp giải:

Sử dụng công thức tính cảm kháng cuộn dây \({Z_L} = L\omega \)

Sử dụng định luật Ôm cho đoạn mạch chỉ chứa \(L\): \(I = \dfrac{U}{{{Z_L}}}\)

Sử dụng lí thuyết trong đoạn mạch chỉ chứa cuộn dây, dòng điện trễ pha hơn điện áp \(\dfrac{\pi }{2}\)

Lời giải chi tiết:

Ta có:

+ Cảm kháng cuộn dây \({Z_L} = L\omega \)

+ Cường độ dòng điện cực đại \({I_0} = \dfrac{{{U_0}}}{{{Z_L}}} = \dfrac{{{U_0}}}{{L\omega }}\)

+ Trong đoạn mạch chỉ chứa cuộn dây, dòng điện trễ pha hơn điện áp\(\dfrac{\pi }{2}\)\( \Rightarrow {\varphi _i} = {\varphi _u} - \dfrac{\pi }{2} =  - \dfrac{\pi }{2}rad\) 

Biểu thức cường độ dòng điện: \(i = \dfrac{{{U_0}}}{{L\omega }}\cos (\omega t - \dfrac{\pi }{2})(A)\)

Chọn C


13.6

Đặt điện áp xoay chiều \(u = 100\sqrt 2 cos100\pi t(V)\) vào hai đầu một tụ điện có điện dung \(\dfrac{{{{2.10}^{ - 4}}}}{\pi }(F).\) Biểu thức cường độ dòng điện qua tụ điện là:

A.\(i = 2{\rm{cos}}(100\pi t - \dfrac{\pi }{2})(A).\)

B. \(i = 2\sqrt 2 {\rm{cos}}(100\pi t + \dfrac{\pi }{2})(A).\)

C. \(i = 2{\rm{cos}}(100\pi t + \dfrac{\pi }{2})(A).\)

D. \(i = 2\sqrt 2 {\rm{cos}}(100\pi t - \dfrac{\pi }{2})(A).\)

Phương pháp giải:

Sử dụng công thức tính dung kháng tụ điện \({Z_C} = \dfrac{1}{{C\omega }}\)

Sử dụng định luật Ôm cho đoạn mạch chỉ chứa \(C\): \({I_0} = \dfrac{{{U_0}}}{{{Z_C}}}\)

Sử dụng lí thuyết trong đoạn mạch chỉ chứa tụ, dòng điện nhanh pha hơn điện áp \(\dfrac{\pi }{2}\)

Lời giải chi tiết:

Ta có

\({Z_C} = \dfrac{1}{{C\omega }} = \dfrac{1}{{\dfrac{{{{2.10}^{ - 4}}}}{\pi }.100\pi }} = 50(\Omega )\)

\({I_0} = \dfrac{{{U_0}}}{{{Z_C}}} = \dfrac{{100\sqrt 2}}{{50}} = 2\sqrt 2(A)\)

Trong đoạn mạch chỉ chứa tụ, dòng điện nhanh pha hơn điện áp\(\dfrac{\pi }{2}\)\( \Rightarrow {\varphi _i} = {\varphi _u} + \dfrac{\pi }{2} = \dfrac{\pi }{2}rad\) 

Biểu thức cường độ dòng điện: \(i = 2\sqrt 2\cos (100\pi t + \dfrac{\pi }{2})(A)\)

Chọn B