Bài 1,2,3 mục I trang 128 Vở bài tập Sinh học 8
Giải bài 1,2,3 mục I Nhận thức kiến thức trang 128 VBT Sinh học 8: Quan sát hình 49 – 1, 2 SGK để hoàn chỉnh thông tin sau về cấu tạo của mắt.
Bài tập 1
Quan sát hình 49 – 1, 2 SGK để hoàn chỉnh thông tin sau về cấu tạo của mắt.
Cầu mắt nằm trong hốc mắt của xương sọ, phía ngoài được bảo vệ bởi các mi mắt, lông mày và lông mi, nhờ tuyến lệ luôn luôn tiết nước mắt làm mắt không bị khô. Cầu mắt vận động được là nhờ ................ Cầu mắt gồm 3 lớp: lớp ngoài cùng là ............... có nhiệm vụ bảo vệ phần trong của cầu mắt. Phía trước của màng cứng là màng giác trong suốt để ánh sáng đi vào trong cầu mắt; tiếp đến là lớp .............. có nhiều mạch máu và các tế bào sắc tố đen tạo thành một phòng tối trong cầu mắt (như phòng tối của máy ảnh); lớp trong cùng là ................. trong đó chứa ................, bao gồm 2 loại: tế bào nón và tế bào que.
Lời giải:
Cầu mắt nằm trong hốc mắt của xương sọ, phía ngoài được bảo vệ bởi các mi mắt, lông mày và lông mi, nhờ tuyến lệ luôn luôn tiết nước mắt làm mắt không bị khô. Cầu mắt vận động được là nhờ cơ vận động mắt. Cầu mắt gồm 3 lớp: lớp ngoài cùng là màng cứng có nhiệm vụ bảo vệ phần trong của cầu mắt. Phía trước của màng cứng là màng giác trong suốt để ánh sáng đi vào trong cầu mắt; tiếp đến là lớp màng mạch có nhiều mạch máu và các tế bào sắc tố đen tạo thành một phòng tối trong cầu mắt (như phòng tối của máy ảnh); lớp trong cùng là màng lưới trong đó chứa điểm vàng, bao gồm 2 loại: tế bào nón và tế bào que.
Bài tập 2
Vì sao ảnh của vật hiện lên đúng điểm vàng lại nhìn rõ nhất?
Lời giải:
Ở điểm vàng, mỗi chi tiết của ảnh được một tế bào nón tiếp nhận và được truyền về não qua từng tế bào thần kinh riêng rẽ trong khi ở vùng ngoại vi nhiểu tế bào nón hoặc nhiều tế bào que mới được gửi về não các thông tin nhận được qua 1 vài tế bào thần kinh thị giác.
Bài tập 3
Qua kết quả thí nghiệm ở hình 49 – 4 SGK, em có thể rút ra kết luận gì về vai trò của thể thủy tinh trong cầu mắt?
Lời giải:
Sự điều tiết của thể thủy tinh (phồng lên hay xẹp xuống) giúp ta nhìn rõ vật ở xa cũng như tiến lại gần. Vật càng gần mắt, thể thủy tinh càng phồng lên để nhìn rõ.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Bài 1,2,3 mục I trang 128 Vở bài tập Sinh học 8 timdapan.com"