Giải Bài 11: Đọc: Sự tích cây thì là SGK Tiếng Việt 2 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống

Giải Bài 11: Đọc: Sự tích cây thì là SGK Tiếng Việt 2 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống với đầy đủ lời giải tất cả các câu hỏi và bài tập phần đọc, viết, luyện từ và câu, kể chuyện,....


Phần I

Khởi động:

Nói tên một số cây rau mà em biết.

Phương pháp giải:

Em dựa vào tranh hoặc nói theo hiểu biết của bản thân.

Lời giải chi tiết:

Một số cây rau mà em biết là: cải bắp, su hào, súp lơ, cà chua, rau cải, rau ngót, rau muống,…


Phần II

Bài đọc:

SỰ TÍCH CÂY THÌ LÀ

Ngày xưa, cây cối trên trái đất chưa có tên gọi. Trời bèn gọi chúng lên để đặt tên. Cây cối mừng rỡ kéo nhau lên trời. Trời chỉ tay vào từng cây và đặt tên:

- Chú thì ta đặt tên cho là cây dừa.

- Chú thì ta đặt tên cho là cây cau.

- Chú thì ta đặt tên cho là cây mít...

Trời đặt tên mãi mà vẫn chưa hết. Về sau, trời chỉ nói vắn tắt:

- Chủ thì là cây cải.

- Chú là cây ớt.

- Chú là cây tỏi...

Khi các loài cây đều đã có tên, bỗng một cái cây dáng mảnh khảnh, lá nhỏ xíu đến xin đặt tên.

- Chú bé tí xíu, chú có ích gì để ta đặt tên nào? - Trời hỏi.

Cây nhỏ liền thưa:

- Thưa trời, khi nấu canh riêu cá hoặc làm chả cá, chả mực mà không có con thì mất cả ngon ạ.

Trời liền bảo:

- Ừ, để ta nghĩ cho một cái tên. Tên chủ thì... là... thì... là...

Trời còn đang suy nghĩ, cây nhỏ đã chạy đi xa rồi. Nó mừng rỡ khoe với bạn bè:

- Trời đặt tên cho tôi là cây “thì là” đấy!

(Sự tích cây thì là – Trịnh Mạnh kể)

Từ ngữ

Mảnh khảnh: cao gầy, nhỏ, trông có vẻ yếu ớt.


Phần III

Trả lời câu hỏi

Câu 1: Đóng vai trời và cây cối, diễn lại cảnh trời đặt tên cho các loài cây.

M:

Trời: - Chủ thì ta đặt tên cho là cây dừa.

Cây dừa: - Con cảm ơn ạ!

Lời giải chi tiết:

Em thực hiện hoạt động trên lớp.


Câu 2

Câu 2: Để được trời đặt tên, cái cây dáng mảnh khảnh, là nhỏ xíu đã giới thiệu về mình như thế nào?

Phương pháp giải:

Em đọc lại lời cây dáng mảnh khảnh, lá nhỏ xíu trả lời trời.

Lời giải chi tiết:

Để được trời đặt tên, cái cây dáng mảnh khảnh, lá nhỏ xíu đã giới thiệu rằng người ta thường sử dụng cây này khi nấu món canh riêu cá, làm chả cá, chả mực.


Câu 3

Câu 3: Vì sao cây này có tên là “thì là”?

Phương pháp giải:

Em đọc từ “Trời liền bảo…” đến hết.

Lời giải chi tiết:

Cây này có tên là “thì là” bởi vì cây đã vội vã và hấp tấp nên nhầm lời lẩm nhẩm của trời là tên đặt cho cây.


Câu 4

Câu 4: Theo em, bạn bè của cây nhỏ sẽ nói gì khi cây nhỏ khoe tên mình là cây thì là?

Phương pháp giải:

Em trả lời theo suy nghĩ của bản thân.

Lời giải chi tiết:

Tham khảo:

- Tên cậu đặc biệt quá!

- Tên cậu hay quá!

- Tên cậu rất dễ nhớ!


Phần IV

Luyện tập theo văn bản đọc:

Câu 1: Đóng vai cây thì là, nói lời đề nghị trời đặt tên.

Phương pháp giải:

Em làm theo yêu cầu của bài tập.

Lời giải chi tiết:

- Thưa trời, con muốn trời đặt cho con một cái tên thật đẹp ạ!

- Thưa trời, con muốn trời đặt cho con một cái tên thật dễ nhớ ạ!


Câu 2

Câu 2: Cùng bạn nói và đáp lời đề nghị chơi một trò chơi.

Phương pháp giải:

Em làm theo yêu cầu của bài.

Lời giải chi tiết:

- Chúng mình cùng chơi cầu lông nhé!

- Ừ, cùng ra sân chơi nhé!


Nội dung

Câu chuyện giải thích nguồn gốc cái tên của cây thì là.



Từ khóa phổ biến