Bài 1 trang 99 SBT sử 10

Giải bài tập 1 trang 99 sách bài tập Lịch sử 10. Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng


Câu 1->3

1. Trong các thế kỉ XV - XVI, nền kinh tế nông nghiệp nước ta lâm vào tình trạng sa sút vì

A. ruộng đất ngày càng tập trung trong tay tầng lớp địa chủ, quan lại.

B. nhà nước không quan tâm đến sản suất như trước.

C. chiến tranh giữa các tập đoàn phong kiến diễn ra liên miên.

D. tất cả các ý trên đều đúng.

Phương pháp: Xem lại mục 1. Tình hình nông nghiệp ở các thế kỉ XVI

Lời giải:

Trong các thế kỉ XV - XVI, nền kinh tế nông nghiệp nước ta lâm vào tình trạng sa sút vì ruộng đất ngày càng tập trung trong tay tầng lớp địa chủ, quan lại, nhà nước không quan tâm đến sản suất như trước, chiến tranh giữa các tập đoàn phong kiến diễn ra liên miên. 

Chọn: D

2. Sau thời kì loạn lạc kéo dài, tình hình nông nghiệp nước ta dần ổn định và phát triển trở lại vào thời gian nào ?

A. Nửa đầu thế kỉ XVI.

B. Nửa cuối thế kỉ XVI.

C. Nửa đầu thế kỉ XVII.

D. Nửa sau thế kỉ XVII.

Phương pháp: Xem lại mục 1. Tình hình nông nghiệp ở các thế kỉ XVI

Lời giải:

Sau thời kì loạn lạc kéo dài, tình hình nông nghiệp nước ta dần ổn định và phát triển trở lại vào nửa sau thế kỉ XVII.

Chọn: D

3. Nghề thủ công nào mới xuất hiện ở nước ta trong các thế kỉ XVI - XVIII?

A. Làm giấy.              

B. Dệt vải.                 

C. Làm đường trắng.

D. Đúc đồng.

Phương pháp: Xem lại mục 2. Sự phát triển của thủ công nghiệp

Lời giải:

Nghề thủ công làm đường trắng mới xuất hiện ở nước ta trong các thế kỉ XVI - XVIII.

Chọn: C


Câu 4->6

4. Một số nghề thủ công cổ truyền ngày càng phát triển và đạt trình độ cao ở nước ta trong các thế kỉ XVI – XVIII là

A. khắc in bản gỗ, làm đường trắng, đồng hồ, tranh sơn mài.

B. làm đồ mây tre, đan lát, làm chiếu, mảnh, dệt thổ cẩm.

C. dệt vải lụa, làm gốm sứ, giấy, đồ trang sức, đúc đồng.

D. làm tranh lụa, tạc tượng đá, làm tranh sơn mài.

Phương pháp: Xem lại mục 2. Sự phát triển của thủ công nghiệp

Lời giải:

Một số nghề thủ công cổ truyền ngày càng phát triển và đạt trình độ cao ở nước ta trong các thế kỉ XVI - XVIII là dệt vải lụa, làm gốm sứ, giấy, đồ trang sức, đúc đồng.

Chọn: C

5. Nét nổi bật trong sự phát triển của thủ công nghiệp thời kì này là

A. một số nghề thủ công mới xuất hiện.

B. số làng nghề thủ công tăng lên ngày càng nhiều.

C. một số thợ giỏi đã hợp nhau rời làng ra đô thị, lập phường vừa sản xuất vừa bán hàng.

D. tất cả các ý trên.

Phương pháp: Xem lại mục 2. Sự phát triển của thủ công nghiệp

Lời giải:

Nét nổi bật trong sự phát triển của thủ công nghiệp thời kì này là một số nghề thủ công mới xuất hiện, số làng nghề thủ công tăng lên ngày càng nhiều, một số thợ giỏi đã hợp nhau rời làng ra đô thị, lập phường vừa sản xuất vừa bán hàng.

Chọn: D

6. Trong các thế kỉ XVI – XVII, nhân dân vùng Từ Sơn (Bắc Ninh) có câu:

“Đình Bảng bán ấm, bán khay,

Phù Lưu họp chợ mỗi ngày một đông.”

Điều đó chứng tỏ

A. sự sa sút của nền sản xuất nông nghiệp

B. sự đơn điệu của hàng hóa đương thời

C. sự phát triển của thương nghiệp

D. Nhiều trung tâm nuôn bán lớn của nước ta hình thành.

Phương pháp: Xem lại mục 3. Sự phát triển của thương nghiệp

Lời giải: 

Hai câu thơ trên cho thấy sự phát triển của thương nghiệp: hàng hóa phong phú (bán ấm, bán khay), chợ làng chợ huyện được mở ra ngày càng nhiều (Phù Lưu họp chợ mỗi ngày một đông).

Chọn: C


Câu 7->9

7. Điểm mới thể hiện sự phát triển của thương nghiệp ở nước ta trong các thế kỉ XVI - XVIII là

A. xuất hiện các chợ họp theo phiên.

B. xuất hiện một số làng buôn và trung tâm buôn bán của các vùng.

C. thợ thủ công đem hàng đến các đô thị, cảng thị buôn bán

D. có sự giao lưu buôn bán với một số nước trong khu vực.

Phương pháp: Xem lại mục 3. Sự phát triển của thương nghiệp

Lời giải:

Điểm mới thể hiện sự phát triển của thương nghiệp ở nước ta trong các thế kỉ XVI - XVIII là xuất hiện một số làng buôn và trung tâm buôn bán của các vùng.

Chọn: B

8. Ngoại thương ở nước ta hưng thịnh trong các thế kỉ XVI - XVII vì

A. Nhà nước cho mở mang nhiều cảng biển mới.

B. nhiều thợ thủ công lập xưởng để sản xuất, buôn bán.

C. chủ trương mở cửa, giao lưu buôn bán với nước ngoài của các chính quyền Trịnh, Nguyễn.

D. nền sản xuất trong nước rất phát triển, tạo điều kiện cho sự phát triển của ngoại thương.

Phương pháp: Xem lại mục 3. Sự phát triển của thương nghiệp

Lời giải:

Ngoại thương ở nước ta hưng thịnh trong các thế kỉ XVI - XVII vì chủ trương mở cửa, giao lưu buôn bán với nước ngoài của các chính quyền Trịnh, Nguyễn.

Chọn: C

9. Nét mới về ngoại thương ở nước ta trong các thế kỉ XVI - XVIII là

A. đã xuất hiện những thương nhân đến từ châu Âu.    

B. Đàng Trong đã hình thành thương cảng lớn nhất Đông Nam Á.

C. sự ra đời của các cơ quan chuyên trách việc buôn bán với nước ngoài.

D. sự ra đời của những đội thuyền lớn để buôn bán với châu Âu.

Phương pháp: Xem lại mục 3. Sự phát triển của thương nghiệp

Lời giải:

Nét mới về ngoại thương ở nước ta trong các thế kỉ XVI - XVIII là sự ra đời của các cơ quan chuyên trách việc buôn bán với nước ngoài.

Chọn: C


Câu 10-11

10. Các sản phẩm mà thương nhân nước ngoài mang đến để buôn bán ở nước ta trong các thế kỉ XVI - XVIII là

A. đồng hồ, bút mực, thịt cừu, sữa bò.       

B. tàu biển, súng trường, len dạ, sữa bò.

C. vũ khí, thuốc súng, len dạ, bạc, đồng, đồ sứ.

D. đồ mây tre, chiếu, thổ cẩm, tượng đá.

Phương pháp: Xem lại mục 3. Sự phát triển của thương nghiệp

Lời giải:

Các sản phẩm mà thương nhân nước ngoài mang đến để buôn bán ở nước ta trong các thế kỉ XVI – XVIII là vũ khí, thuốc súng, len dạ, bạc, đồng, đồ sứ.

Chọn: C

11. Dân gian có câu: “Thứ nhất Kinh Kì, thứ nhì Phố Hiến” là để chỉ

A. các khu chợ nổi tiếng.          

B. các đô thị nổi tiếng.             

C. các hải cảng nổi tiếng.

D. các cung điện nổi tiếng.

Phương pháp: Xem lại mục 4. Sự hưng khởi của các đô thị

Lời giải:

Câu nói trong dân gian: "“Thứ nhất Kinh Kì, thứ nhì Phố Hiến” là để chỉ các đô thị nổi tiếng.

Chọn: B


Câu 12-13

12. Đô thị lớn nhất và phát triển nhất xứ Đàng Trong ở các thế kỉ XVII - XVIII là

A. Thanh Hà.          C. Quy Nhơn

B. Hội An.              D. Gia Định.

Phương pháp: Xem lại mục 4. Sự hưng khởi của các đô thị

Lời giải:

Đô thị lớn nhất và phát triển nhất xứ Đàng Trong ở các thế kỉ XVII – XVIII là Hội An. 

Chọn: B

13. Từ giữa thế kỉ XVIII, ngoại thương nước ta dần dần suy yếu vì

A. giai cấp thống trị chuyển sang ăn chơi, hưởng thụ.

B. chúa Trịnh, chúa Nguyễn hạn chế ngoại thương do tình hình chính trị.

C. chính sách thuế khóa ngày càng phức tạp, quan lại sách nhiễu.

D. bị cạnh tranh bởi các nước trong khu vực.

Phương pháp: Xem lại mục 3. Sự phát triển của thương nghiệp

Lời giải:

Từ giữa thế kỉ XVIII, ngoại thương nước ta dần dần suy yếu vì chính sách thuế khóa ngày càng phức tạp, quan lại sách nhiễu.

Chọn: C



Từ khóa phổ biến