Bài 1 trang 85 SBT sử 10

Giải bài tập 1 trang 85 sách bài tập Lịch sử 10. Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng


Câu 1->3

1. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 có ý nghĩa lịch sử to lớn là

A. Nhân dân ta giành lại được quyền tự chủ, lật đổ chế độ đô hộ hơn một nghìn năm của phong kiến phương Bắc, mở ra một giai đoạn phát triển mới của đất nước.

B. Quân và dân ta đá đánh tan quân Nam Hán bằng trận thuỷ chiến lẫy lừng trong lịch sử.

C. Tiêu diệt được viên tướng giỏi của Nam Hán.

D. Đập tan mọi ý đồ xâm lược của các tập đoàn phong kiến phương Bắc.

Phương pháp: Xem lại mục 1. Các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống

Lời giải:

Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 có ý nghĩa lịch sử to lớn là nhân dân ta giành lại được quyền tự chủ, lật đổ chế độ đô hộ hơn một nghìn năm của phong kiến phương Bắc, mở ra một giai đoạn phát triển mới của đất nước.

Chọn: A

2. Nghệ thuật thủy chiến trên sông Bạch Đằng của Ngô Quyền (năm 938) đã được vận dụng thành công trong cuộc đương đầu với giặc phương Bắc xâm lược dưới các triều đại nào?

A. Tiền Lê, Lý

B. Lý và Trần  

C. Tiền Lê và Trần

D. Trần và Hồ

Phương pháp: Xem lại mục 1. Các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống và mục 2. Các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên ở thế kỉ XIII

Lời giải:

Nghệ thuật thủy chiến trên sông Bạch Đằng của Ngô Quyền (năm 938) đã được vận dụng thành công trong cuộc đương đầu với giặc phương Bắc xâm lược dưới các triều đại Lý và Trần.

Chọn: B

3. Từ sau chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đến thế kỉ XV, quân và dân ta đã tiến hành những cuộc kháng chiến chống xâm lược

A. hai lần chống Tống, ba lần chống Mông - Nguyên và chống quân Minh.

B. chống quân Chiêm Thành và Chân Lạp.

C. chống Nam Hán, chống Mông - Nguyên và quân Minh xâm lược.

D. chống Xiêm, Mãn Thanh và Chiêm Thành.

Phương pháp: Xem lại mục 1. Các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống và mục 2. Các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên ở thế kỉ XIII, mục 3. Phong trào đấu tranh chống quân xâm lược Minh và khởi nghĩa Lam Sơn

Lời giải:

Từ sau chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đến thế kỉ XV, quân và dân ta đã tiến hành những cuộc kháng chiến chống xâm lược là hai lần chống Tống, ba lần chống Mông - Nguyên và chống quân Minh.

Chọn: A


Câu 4->6

4. Cuộc kháng chiến chống Tổng thời Tiền Lê kết thúc thắng lợi là bởi

A. quân và dân Đại Cồ Việt đã chiến đấu anh dũng với ý chí quyết tâm bảo vệ nền độc lập của dân tộc.

B. quân Tống bị hao tổn binh lực do không hợp khí hậu, thuỷ thổ.

C. quân Tống nhận thấy cuộc chiến tranh xâm lược Đại Việt là phi nghĩa nên tự rút quân về nước.

D. Lê Hoàn đề nghị giảng hoà.

Phương pháp: Xem lại mục 1. Các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống

Lời giải:

Cuộc kháng chiến chống Tổng thời Tiền Lê kết thúc thắng lợi là bởi quân và dân Đại Cồ Việt đã chiến đấu anh dũng với ý chí quyết tâm bảo vệ nền độc lập của dân tộc.

Chọn: A

5. Vị tướng giỏi chỉ huy cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý là

A. Lý Đạo Thành.

B. Lý Công uẩn. 

C. Lý Thường Kiệt.

D. Trần Quốc Tuấn.

Phương pháp: Xem lại mục 1. Các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống

Lời giải:

Vị tướng giỏi chỉ huy cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý là Lý Thường Kiệt.

Chọn: C

6. Tinh thần chủ động đối phó với địch của quân dân nhà Lý thể hiện rõ trong chủ trương

A. vườn không nhà trống.

B. nhà nhà giết giặc, người người giết giặc.

C. ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn mũi nhọn của giặc.

D. kết hợp ba thứ quân: cấm binh, ngoại binh và hương binh.

Phương pháp: Xem lại mục 1. Các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống

Lời giải:

Tinh thần chủ động đối phó với địch của quân dân nhà Lý thể hiện rõ trong chủ trương ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn mũi nhọn của giặc.

Chọn: C


Câu 7->9

7. Thế kỉ XIII, giặc Mông - Nguyên ba lần xâm lược nước ta vào các năm

A. 1258, 1275, 1288. 

B. 1254, 1258, 1278 - 1279. 

C. 1258, 1285, 1287 - 1288.

D. 1285, 1287, 1288.

Phương pháp: Xem lại mục 2. Các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên ở thế kỉ XIII

Lời giải:

Thế kỉ XIII, giặc Mông - Nguyên ba lần xâm lược nước ta vào các năm 1258, 1285, 1287 - 1288.

Chọn: C

8. Để đối phó với giặc, quân dân nhà Trần đã thực hiện kế sách

A. ngụ binh ư nông.                  

B. tiên phát chế nhân.       

C. vườn không nhà trống.

D. lấy chiến tranh nuôi chiến tranh.

Phương pháp: Xem lại mục 2. Các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên ở thế kỉ XIII

Lời giải:

Để đối phó với giặc, quân dân nhà Trần đã thực hiện kế sách vườn không nhà trống.

Chọn: C

9. Tên những trận đánh lịch sử trong cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên là

A. Đông Bộ Đầu, Kiếp Bạc, Côn Sơn, Chi Lăng.

B. Đông Bộ Đầu, Chương Dương, Hàm Tử, Tây Kết, Vạn Kiếp, Bạch Đằng.

C. Tốt Động, Chúc Động, Chi Lăng, Xương Giang.

D. Ngọc Hồi, Đống Đa, Đông Quan.

Phương pháp: Xem lại mục 2. Các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên ở thế kỉ XIII

Lời giải:

Tên những trận đánh lịch sử trong cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên là Đông Bộ Đầu, Chương Dương, Hàm Tử, Tây Kết, Vạn Kiếp, Bạch Đằng.

Chọn: B


Câu 10-11

10. Đoạn trích sau là lời của Trần Quốc Tuấn nói về điều gì?

“Vừa rồi, Toa Đô, Ô Mã Nhi bốn mặt bao vây, nhưng vì vua tôi đồng lòng, anh em hòa thuận, cả nước góp sức… nên giặc phải bó tay chịu hàng.”

A. Phát huy truyền thống yêu nước trong đánh giặc giữ nước.

B. Sự kết hợp giữa truyền thống yêu nước với truyền thống lao động sản xuất.

C. Bài học phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc trong chiến tranh giữ nước.

D. Chiến thuật bao vây tiêu diệt quân Mông - Nguyên có thể áp dụng về sau.

Phương pháp: Xem lại mục 2. Các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên ở thế kỉ XIII

Lời giải:

Đoạn trích sau là lời của Trần Quốc Tuấn nói về bài học phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc trong chiến tranh giữ nước.

Chọn: C

11. Chiến thuật “bỏ thành để giữ thế” và thực hiện “vườn không nhà trống” là nét đặc sắc của triều đại nào trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm?

A. Nhà Lý và nhà Trần                          

B. Nhà Trần                                        

C. Nhà Lý và nhà Lê sơ.

D. Nhà Trần và nhà Lê sơ.

Phương pháp: Xem lại mục 3. Phong trào đấu tranh chống quân xâm lược Minh và khởi nghĩa Lam Sơn

Lời giải:

Chiến thuật “bỏ thành để giữ thế” và thực hiên “vườn không nhà trống” là nét đặc sắc của triều đại nhà Trần trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm.

Chọn: B


Câu 12-13

12. Điểm khác nhau căn bản giữa khởi nghĩa Lam Sơn (1417 – 1427) với các cuộc kháng chiến thời Lý, Trần là gì?

A. Diễn ra trong hoàn cảnh đất nước bị ngoại xâm đô hộ.

B. Không có sự giúp đỡ của bên ngoài, điều kiện kinh tế nước ta gặp khó khăn.

C. Khi giành thắng lợi về quân sự, chủ động nghị hòa để kết thúc chiến tranh.

D. Quân xâm lược rất hùng mạnh, có kinh nghiệm trong chiến tranh xâm lược.

Phương pháp: Xem lại mục 3. Phong trào đấu tranh chống quân xâm lược Minh và khởi nghĩa Lam Sơn

Lời giải:

Điểm khác nhau căn bản giữa khởi nghĩa Lam Sơn (1417 - 1427) với các cuộc kháng chiến thời Lý, Trần là diễn ra trong hoàn cảnh đất nước bị ngoại xâm đô hộ.

Chọn: A

13. Vương triều nào ra đời sau thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn?

A. Triều Nguyễn.                  

B. Triều Lê                           

C. Triều Mạc.

D. Triều Trần

Phương pháp: Xem lại mục 3. Phong trào đấu tranh chống quân xâm lược Minh và khởi nghĩa Lam Sơn

Lời giải:

Vương triều Lê ra đời sau thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn

Chọn: B



Từ khóa phổ biến