Bài 1. Xuân quê hương Thực hành hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6 - Cánh diều
Em biết những trò chơi dân gian nào thường diễn ra vào mùa xuân. Em thích trò chơi nào. Vì sao. Hãy chuẩn bị dàn ý cho bài viết ngắn của em về một cảnh quan thiên nhiên trên quê hương mình. Hãy nhớ lại và viết ra tên một số địa điểm, cảnh quan mà em và gia đình, bạn bè từng đến tham quan, du lịch nhân dịp đầu năm mới. Nếu chọn một trong các địa điểm trên để giới thiệu với các bạn, em sẽ chọn địa điểm nào. Chia sẻ một địa điểm mà em muốn đến cùng gia đình. Hãy liệt kê ít nhất 2 việc em có thể làm
Câu 1
- Em biết những trò chơi dân gian nào thường diễn ra vào mùa xuân?
- Em thích trò chơi nào? Vì sao?
Phương pháp giải:
Em dựa và sự hiểu biết của bản thân để hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
- Những trò chơi dân gian thường diễn ra vào mùa xuân mà em biết là: nhảy sạp, cờ người, đấu vật, đi cà kheo, chọi gà, ô chữ,...
- Em thích trò chơi nhạy sạp, vì em cảm thấy trò chơi này cần sự phối hợp nhịp nhàng giữa người nhảy và người cầm sạp, rất thú vị.
Câu 2
Hãy chuẩn bị dàn ý cho bài viết ngắn của em về một cảnh quan thiên nhiên trên quê hương mình.
Phương pháp giải:
Em dựa vào những hiểu biết về cảnh quan thiên nhiên quê hương em và tự liên hệ bản thân để hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
Tên bài viết dự kiến: Thăm thác Tà Lâm
Mở đầu bài viết: Thác Tà Lâm là ngọn thác đẹp nổi tiếng ở Lào Cai quê em.
Thân bài:
Địa điểm của cảnh quan đó: Thác nằm ở phía Tây huyện Mường Khương, đổ xuống dòng sông Nậm Thi.
Tên gọi đầy đủ của cảnh quan: Thác Tà Lâm.
Lịch sử hình thành (nếu có):
Điểm nổi bật/đặc biệt của cảnh quan:
+ Dòng thác cao hơn 500m, có 3 tầng trắng xóa.
+ Cột nước dài ở tầng 1, tầng 2 nước luồn khe rừng, giếng tròn ở tầng 3.
Khung cảnh xung quanh:
+ Thác nằm ở giữa hai ngọn núi, rừng già bao trùm thác, nước xối.
+ Đường núi lên đỉnh thác hiểm trở, cảnh trí đẹp, khí hậu mát mẻ.
+ Sáng sớm và chiều hôm, mây sương bao phủ đỉnh thác.
+ Buổi trưa, ngọn thác hiện ra rõ nét, rừng xanh lấp lánh nắng.
Cộng đồng dân cư nơi có cảnh quan:
+ Chiều tà, cảnh người gánh củi đi về, học sinh nô đùa dưới thác.
+ Học sinh cùng bạn ra tắm ở ngọn thác, ngắm mặt trời lặn.
Câu kết bài: Thác Tà Lâm là niềm tự hào của đồng bào các dân tộc ở Mường Khương.
Câu 3
- Hãy nhớ lại và viết ra tên một số địa điểm, cảnh quan mà em và gia đình, bạn bè từng đến tham quan, du lịch nhân dịp đầu năm mới.
- Nếu chọn một trong các địa điểm trên để giới thiệu với các bạn, em sẽ chọn địa điểm nào?
- Chia sẻ một địa điểm mà em muốn đến cùng gia đình.
Phương pháp giải:
Em tự liên hệ bản thân để hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
- Một số địa điểm, cảnh quan mà em và gia đình, bạn bè từng đến tham quan, du lịch nhân dịp đầu năm mới là:
+ Hồ Gươm
+ Chùa Một Cột
+ Biển Cửa Lò
+ Núi Trầm
- Nếu chọn một trong các địa điểm trên để giới thiệu với các bạn, em sẽ chọn Hồ Gươm.
Một địa điểm mà em muốn đến cùng gia đình là Vịnh Hạ Long.
Câu 4
Hãy liệt kê ít nhất 2 việc em có thể làm để giữ gìn, bảo tồn cảnh quan thiên nhiên của địa phương.
Phương pháp giải:
Em tự liên hệ bản thân để hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
+ Không ngắt lá bẻ cành, phá hoại cây xanh ở cảnh quan thiên nhiên.
+ Không vứt rác bừa bãi.
+ Tuyên truyền cho mọi người cùng chung tay giữ gìn, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.
Câu 5
Hãy mô tả tóm tắt những thông tin em đã tìm hiểu được về phong tục ngày tết ở một vùng, miền hoặc của một dân tộc cụ thể.
Đây là phong tục tết ở:
Phương pháp giải:
Em dựa vào hiểu biết của bản thân để hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
Đây là phong tục tết ở địa phương em.
- Những hoạt động chuẩn bị cho ngày tết:
+ Mọi người thường lau dọn nhà cửa, sắm sửa tân trang những đồ dùng mới trong nhà.
+ Chuẩn bị các loại hoa quả, bánh trái, mứt kẹo, đào…
+ Làm mâm cơm cúng ông bà tổ tiên, báo cáo về một năm đã qua.
- Những hoạt động chính trong dịp tết:
+ Mọi người chúc nhau những lời chúc tốt đẹp nhất.
+ Người lớn sẽ mừng tuổi trẻ em những đống tiền lấy may.
+ Cùng nhau đi chúc tết, đi chơi xuân.
+ Đi đền chùa cầu may, cầu phúc, cầu bình an cho gia đình.
- Ý nghĩa của phong tục:
+ Đem đến một năm mới an lành tươi mới.
+ Thăm hỏi chúc sức khỏe họ hàng, hàn huyên chuyện năm cũ, chúc mừng cho năm mới.
+ Là dấu mốc đánh dấu một năm đã qua, năm mới đã đến.
Câu 6
- Em biết những bài hát nào có chữ “xuân” hoặc “tết” trong lời ca?
Hãy trợ giúp cho nhóm mình trong trò chơi hát tiếp sức về mùa xuân nhé!
Phương pháp giải:
Em dựa vào hiểu biết của mình để hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
Các bài hát có chữ “xuân” và chữ “tết” là:
- Xuân đã về, chào xuân, xuân yêu thương, xuân đẹp làm sao...
- Tết đến rồi, tết đong đầy, tết ở mọi nơi...
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Bài 1. Xuân quê hương Thực hành hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6 - Cánh diều timdapan.com"