Bài 1 trang 34 SBT sử 10

Giải bài tập 1 trang 34 sách bài tập Lịch sử 10. Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.


Câu 1-2

1. Đặc điểm tự nhiên nổi bật tạo nên nét tương đồng giữa các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á là 

A. địa hình bị chia cắt bởi những dãy núi, rừng nhiệt đới và biển.

B. có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều

C. không có những đồng bằng rộng lớn để trồng lúa, không có những thảo nguyên mênh mông để chăn nuôi gia súc lớn.

D. tất cả các quốc gia đều tiếp giáp với biển.

Phương pháp: Xem lại mục 1. Sự ra đời của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á

Lời giải: 

Đặc điểm tự nhiên nổi bật tạo nên nét tương đồng giữa các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á là có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều.

Chọn: B

2. Tại khu vực Đông Nam Á, người ta đã tìm thấy dấu vết cư trú của con người từ

A. thời đồ đá.

B. thời đồ đồng.

C. thời đồ sắt.

D. những năm đầu Công nguyên.

Phương pháp: Xem lại mục 1. Sự ra đời của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á

Lời giải: 

Tại khu vực Đông Nam Á, người ta đã tìm thấy dấu vết cư trú của con người từ thời đồ đá. 

Chọn: A


Câu 3-4

3. Ngành sản xuất chính ở các nước Đông Nam Á là

A. nông nghiệp.

B. thủ công nghiệp.

C. buôn bán đường biển.

D. chăn nuôi gia súc lớn.

Phương pháp: Xem lại mục 1. Sự ra đời của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á

Lời giải: 

Ngành sản xuất chính ở các nước Đông Nam Á là nông nghiệp. 

Chọn: A

4. Loại cây lương thực được trổng chủ yếu ở Đông Nam Á là

A. lúa nước.                  C. lúa mì.

B. lúa mạch.                  D. ngô.

Phương pháp: Xem lại mục 1. Sự ra đời của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á

Lời giải: 

Loại cây lương thực được trổng chủ yếu ở Đông Nam Á là lúa nước.  

Chọn: A


Câu 5-6

5. Ý nào không phản ánh đúng cơ sở sự ra đời của các quốc gia cổ ở Đông Nam Á?

A. Làn sóng thiên di của các tộc người từ phương Bắc xuống Đông Nam Á.

B. Công cụ bằng kim loại xuất hiện.

C. Sự phát triển của nền kinh tế bản địa.

D. Sự tác động vế mặt kinh tế của các thương nhân Ấn; sự ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ và Trung Quốc.

Phương pháp: Xem lại mục 1. Sự ra đời của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á

Lời giải:

Cơ sở cho sự ra đời của  hàng loạt các quốc gia nhỏ ở Đông Nam Á là công cụ bằng kim loại xuất hiện, sự phát triển của nền kinh tế bản địa, sự tác động vế mặt kinh tế của các thương nhân Ấn, sự ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ và Trung Quốc.

Chọn: A

6. Ý nào không phải là đặc điểm nổi bật của các quốc gia cổ đại ở Đông Nam Á?

A. Hình thành tương đối sớm (trong khoảng những thế kỉ trước và đầu Công nguyên).

B. Các quốc gia đều nhỏ bé, phân tán trên các địa bàn hẹp.

C. Sống riêng rẽ, nhiều khi tranh chấp lẫn nhau.

D. Sớm phải đương đầu với làn sóng thiên di của người Thái từ phía bắc xuống.

Phương pháp: Xem lại mục 1. Sự ra đời của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á

Lời giải:

Đặc điểm nổi bật của các quốc gia cổ đại ở Đông Nam Á là hình thành tương đối sớm (trong khoảng những thế kỉ trước và đầu Công nguyên), các quốc gia đều nhỏ bé, phân tán trên các địa bàn hẹp, sống riêng rẽ, nhiều khi tranh chấp lẫn nhau.

Chọn: D


Câu 7->9

7. Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á hình thành vào khoảng

A. 10 thế kỉ đầu Công nguyên.    

B. thế kỉ VII.

C. từ thế kỉ VII đến thế kỉ X.                                

D. thế kỉ XIII.

Phương pháp: Xem lại mục 2. Sự hình thành và phát triển các quốc gia phong kiến Đông Nam Á

Lời giải:

Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á hình thành vào khoảng thế kỉ VII.

Chọn: B

8. Thời kì phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á là

A. từ thế kỉ X đến thế kỉ XIII.  

B. từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVIII.

C. từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVIII.    

D. từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX.

Phương pháp: Xem lại mục 2. Sự hình thành và phát triển các quốc gia phong kiến Đông Nam Á

Lời giải:

Thời kì phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á là từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVIII.  

Chọn: C

9. Mặt hàng nối tiếng của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á, được các thương nhân trên thế giới ưa chuộng là

A. lúa gạo.

B. cá.

C. sản phẩm thủ công.

D. những sản vật thiên nhiên. 

Phương pháp: Xem lại mục 2. Sự hình thành và phát triển các quốc gia phong kiến Đông Nam Á

Lời giải:

Mặt hàng nối tiếng của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á, được các thương nhân trên thế giới ưa chuộng là những sản vật thiên nhiên như các loại gỗ quý, hương liệu, gia vị, đá quý, ngọc trai, cánh kiến,… 

Chọn: D


Câu 10-11

10. Nét nổi bật của nền văn hoá của các dân tộc Đông Nam Á là 

A. nến văn hoá mang tính bản địa vô cùng sâu sắc.

B. chịu ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ.

C. chịu ảnh hưởng của văn hoá Trung Quốc.

D. trên cơ sở một nền văn hoá bản địa, tiếp thu có chọn lọc những ảnh huởng văn hoá từ bên ngoài, xây dựng một nến văn hoá riêng hết sức độc đáo của mình.

Phương pháp: Xem lại mục 2. Sự hình thành và phát triển các quốc gia phong kiến Đông Nam Á

Lời giải:

Nét nổi bật của nền văn hoá của các dân tộc Đông Nam Á là trên cơ sở một nền văn hoá bản địa, tiếp thu có chọn lọc những ảnh huởng văn hoá từ bên ngoài, xây dựng một nến văn hoá riêng hết sức độc đáo của mình.

Chọn: D

11. Kết nối tên quốc gia hiện nay ở cột bên trái với tên quốc gia phong kiến ở cột bên phải cho phù hợp.

1. Việt Nam

2. Lào

3. Campuchia

4. Thái Lan

5. Inđônêxia

a) Môgiôpahit, Srivigiaya.

b) Đại Việt, Champa.

c) Ăngco.

d) Lan Xang,

e) Sukhôthay, Autthaya.

A. 1-b; 2-d; 3-c; 4-e; 5-a.

B. 1-c; 2-b; 3-a; 4-d; 5-e.

C. 1-a; 2-b; 3-c; 4-d; 5-e.

D. 1-c; 2-a; 3-b; 4-d; 5-e.

Phương pháp: Xem lại mục 2. Sự hình thành và phát triển các quốc gia phong kiến Đông Nam Á

Lời giải:

Tên quốc gia hiện nay với tên quốc gia phong kiến được sắp xếp theo thứ tự như sau:

1. Việt Nam

2. Lào

3. Campuchia

4. Thái Lan

5. Inđônêxia

b) Đại Việt, Champa.

d) Lan Xang.

c) Ăngco.

e) Sukhôthay, Autthaya.

a) Môgiôpahit, Srivigiaya.

Chọn: A

Bài giải tiếp theo
Bài 2 trang 36 SBT sử 10
Bài 3 trang 36 SBT sử 10
Bài 4 trang 36 SBT sử 10

Video liên quan