Bài 1 trang 31 SBT sử 6

Giải bài tập 1 trang 31 sách bài tập Lịch sử 6. Hãy khoanh tròn chỉ một chữ in hoa trước ý trả lời đúng


Câu 1

Buổi đầu của thời đại dựng nước, tương ứng với thời văn hoá Phùng Nguyên - Hoa Lộc, có niên đại cách ngày nay khoảng

A. 4000 - 3500 năm

B. 4000 - 3500 năm

C. 3000 năm  

D. 2800 - 2700 năm

Phương pháp: Xem lại mục 1. Công cụ sản xuất được cải tiến như thế nào?

Lời giải: 

Buổi đầu của thời đại dựng nước, tương ứng với thời văn hoá Phùng Nguyên - Hoa Lộc, có niên đại cách ngày nay khoảng 4000 - 3500 năm.

Chọn: B


Câu 2

Trình độ chế tác công cụ đá của người thời Phùng Nguyên - Hoa Lộc tiến bộ hơn so với người thời Hoà Bình - Bắc Sơn - Hạ Long là:

A. Họ đã biết ghè, đẽo đá và mài lưỡi cho sắc.

B. Họ đã biết dùng nhiều loại đá khác nhau để làm nhiều loại hình công cụ.

C. Các công cụ đã được mài nhẵn rộng cả hai mặt, có cả những lưỡi đục, bàn mài, cưa đá,... để chế tác công cụ.

D. cả ba ý trên.

Phương pháp: Xem lại mục 1. Công cụ sản xuất được cải tiến như thế nào?

Lời giải:

Trình độ chế tác công cụ đá của người thời Phùng Nguyên - Hoa Lộc tiến bộ hơn so với người thời Hoà Bình - Bắc Sơn - Hạ Long là các công cụ đã được mài nhẵn rộng cả hai mặt, có cả những lưỡi đục, bàn mài, cưa đá,... để chế tác công cụ.

Chọn: C


Câu 3

Người nguyên thuỷ phát minh ra thuật luyện kim thông qua

A. quá trình đi tìm đá để chế tác công cụ.

B. quá trình chế tác đá làm công cụ.

C. quá trình nung gốm.

D. quá trình khai phá đất đai.

Phương pháp: Xem lại 2. Thuật luyện kim được phát minh như thế nào?

Lời giải:

Người nguyên thuỷ phát minh ra thuật luyện kim thông qua quá trình nung gốm.

Chọn: C


Câu 4

Bằng chứng chứng tỏ người thời Phùng Nguyên - Hoa Lộc đã biết đến thuật luyện kim là:

A. tìm được nhiều vật dụng bằng đồng trong các di chỉ thời Phùng Nguyên - Hoa Lộc.

B. phát hiện được những cục đồng, xỉ đồng, dây đồng, dùi đồng trong các di chỉ thời Phùng Nguyên - Hoa Lộc.

C. có một số đồ dùng bằng đồng từ thời kì đó còn tồn tại đến ngày nay.

D. thông qua ghi chép trong các tư liệu cổ.

Phương pháp: Xem lại mục 2. Thuật luyện kim được phát minh như thế nào?

Lời giải:

Bằng chứng chứng tỏ người thời Phùng Nguyên - Hoa Lộc đã biết đến thuật luyện kim là đã phát hiện được những cục đồng, xỉ đồng, dây đồng, dùi đồng trong các di chỉ thời Phùng Nguyên - Hoa Lộc.

Chọn: B


Câu 5

Nước ta là một trong những quê hương của

A. cây lúa nước.          B. cây khoai lang

C. cây ngô.                 D. cây lúa mạch.

Phương pháp: Xem lại 3. Nghề trồng lúa nước ra đời ở đâu và trong điều kiện nào?

Lời giải:

Nước ta là một trong những quê hương của cây lúa nước. 

Chọn: A

Bài giải tiếp theo
Bài 2 trang 32 SBT sử 6
Bài 3 trang 32 SBT sử 6
Bài 4 trang 32 SBT sử 6
Bài 5 trang 33 SBT sử 6
Bài 6 trang 33 SBT sử 6


Bài học liên quan

Từ khóa