Bài 1 trang 28 SBT sử 11
Giải bài 1 trang 28 sách bài tập Lịch sử 11. Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước ý trả lời mà em cho là đúng
Câu 1-2
Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước ý trả lời mà em cho là đúng.
1. Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, kẻ hung hãn nhất trong cuộc đua giành giật thuộc địa là
A. Đế quốc Mĩ.
B. Đế quốc Anh.
C. Đế quốc Pháp.
D. Đế quốc Đức
Phương pháp: Xem lại mục I. Nguyên nhân của chiến tranh
Lời giải: Trong cuộc đua giành giật thuộc địa, đế quốc Đức là kẻ hung hãn nhất. Thái độ của Đức đã làm quan hệ quốc tế ở châu Âu ngày càng căng thẳng, đặc biệt là quan hệ giữa các nước đế quốc với nhau.
Chọn D
2. Phe Liên minh được thành lập vào năm
A. 1880.
B. 1882.
C. 1885.
D. 1886.
Phương pháp: Xem lại mục 1. Quan hệ quốc tế cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX
Lời giải: Năm 1882, Đức cùng Áo - Hung và I-ta-li-a thành lập liên minh tay ba, được gọi là phe Liên minh.
Chọn B
Câu 3-4
3. Phe Hiệp ước ra đời trên cơ sở thoả thuận giữa các nước
A. Mĩ - Nga.
B. Áo - Nga.
C. Anh - Pháp - l-ta-li-a.
D. Pháp - Nga, Anh - Pháp, Anh - Nga.
Phương pháp: Xem lại mục 1. Quan hệ quốc tế cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX
Lời giải: Các nước Anh, Pháp, Nga cũng kí những bản hiệp ước tay đôi hình thành phe Hiệp ước.
Chọn D
4. Hai khối quân sự đối đầu nhau ở châu Âu được hình thành từ
A. giữa thế kỉ XIX.
B. cuối thế kỉ XIX.
C. cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.
D. đầu thế kỉ XX.
Phương pháp: Xem lại mục 1. Quan hệ quốc tế cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX
Lời giải: Đến đầu thế kỉ XX, ở châu Âu đã hình thành hai khối quân sự đối đầu nhau. Cả hai khối đề ôm mộng xâm lược, cướp đoạt lãnh thổ và thuộc địa của nhau, tăng cường chạy đua vũ trang.
Chọn D
Câu 5-7
5. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất là
A. nhằm tranh giành vị trí bá chủ thế giới giữa các nước đế quổc.
B. vì vấn đề thuộc địa.
C. vì vấn đề vũ khí hạt nhân.
D. vì vấn đề sắc tộc.
Phương pháp: Xem lại mục I. Nguyên nhân của chiến tranh
Lời giải: Từ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, các cuộc chiến tranh giành thuộc địa đã nổ ra ở nhiều nơi.
Chọn B
6. Ý nào sau đây không phải là kết cục của cuộc chiến ở giai đoạn đầu (1914 - 1916)?
A. Bọn trùm công nghiệp chiến tranh giàu lên nhanh chóng.
B. Nhân dân lao động lâm vào cảnh khốn cùng; mâu thuẫn xã hội trong các nuớc tham chiến ngày càng gay gắt.
C. Phong trào quần chúng phản đối chiến tranh liên tục diễn ra.
D. Cách mạng tháng Mười Nga nổ ra và thắng lợi.
Phương pháp: Xem lại mục 1. Giai đoạn thứ nhất (1914-1916)
Lời giải: Ý không phải là kết cục của cuộc chiến ở giai đoạn đầu (1914 - 1916) là cách mạng tháng Mười Nga nổ ra và thắng lợi.
Chọn D
7. Đến năm 1917, yếu tố nào tác động để Mĩ quyết định đứng về phe hiệp ước trong Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Mĩ có đủ khả năng chi phối Hiệp ước
B. Các nước Đức - Áo - Hung đã suy yếu
C. Phong trào cách mạng ở các nước dâng cao
D. Phong trào phản đối chiến tranh của nhân dân Mĩ phát triển mạnh
Phương pháp: Xem lại mục 2. Giai đoạn thứ hai (1917-1918)
Lời giải: Đến năm 1917, yếu tố tác động để Mĩ quyết định đứng về phe hiệp ước trong Chiến tranh thế giới thứ nhất là Phong trào cách mạng ở các nước dâng cao.
Chọn C
Câu 8-10
8. Mĩ chính thức tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất bằng việc làm nào?
A. Kí Hiệp ước liên minh với Đức
B. Tuyên chiến với Pháp
C. Tuyên chiến với Đức
D. Tuyên chiến với Anh
Phương pháp: Xem lại mục 2. Giai đoạn thứ hai (1917-1918)
Lời giải: Ngày 2-4-1917 Mĩ tuyên chiến với Đức. Sự tham chiến của Mĩ có lợi hơn cho phe Anh, Pháp, Nga.
Chọn C
9. Nội dung nào chi phối giai đoạn 2 của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Cách mạng tháng Hai và cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga
B. Đức dồn lực lượng, quay lại đánh Nga và loại Italia ra khỏi vòng chiến
C. Tàu ngầm Đức vi phạm quyền tự do trên biển, tấn công phe Hiệp ước
D. Mĩ tuyên chiến với Đức, chính thức tham chiến và đứng về phe Hiệp ước
Phương pháp: Xem lại mục II. Diễn biến của chiến tranh
Lời giải: Nội dung chi phối giai đoạn 2 của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất Mĩ tuyên chiến với Đức, chính thức tham chiến và đứng về phe Hiệp ước.
Chọn D
10. Cuối tháng 9 – 1918, quân Đức ở vào tình thế như thế nào?
A. Liên tiếp thất bại, bỏ chạy khỏi lãnh thổ Pháp và Bỉ
B. Liên tiếp thất bại, bỏ chạy khỏi lãnh thổ Pháp và Thổ Nhĩ Kì
C. Rút khỏi lãnh thổ Pháp và Bungari
D. Rút khỏi lãnh thổ Pháp và Ba Lan
Phương pháp: Xem lại mục 2. Giai đoạn thứ hai (1917-1918)
Lời giải: Từ cuối tháng 9-1918, quân Đức liên tiếp thất bại, phải bỏ chạy khỏi lãnh thổ Pháp và Bỉ. Các nước đồng minh của Đức cũng bị tấn công liên tiếp, buộc phải đầu hàng.
Chọn A
Câu 11-13
11. Trước nguy cơ thất bại, chính phủ mới được thành lập ở Đức (3 – 10 – 1918) đã làm gì?
A. Kí hiệp ước với Mĩ thừa nhận thất bại
B. Đề nghị thương lượng với Mĩ
C. Bắt tay liên minh với Mĩ
D. Chấp nhận bồi thường cho Mĩ
Phương pháp: Xem lại mục
Lời giải: Trước nguy cơ thất bại, chính phủ mới được thành lập ở Đức (3 – 10 – 1918) đã đề nghị thương lượng với Mĩ.
Chọn B
A. Khoảng 1,5 tỉ người bị lôi cuốn vào vòng khói lửa
B. 10 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị thương
C. Nền kinh tế các nước Châu Âu trở nên kiệt quệ vì chiến tranh
D. Cách mạng tháng Mười Nga (1917) thành công, chặt đứt khâu yếu nhất của chủ nghĩa đế quốc
Phương pháp: Xem lại mục III. Kết cục của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất
Lời giải:
- Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) đã gây ra những thảm họa hết sức nặng nề đối với nhân loại: khoảng 1,5 tỉ người bị lôi cuốn vào vòng khói lửa, 10 triệu người chết, trên 20 triệu người bị thương, nền kinh tế châu Âu bị kiệt quệ.
- Nhiều thành phố, làng mạc, đường phố, nhà máy bị phá hủy. Chi phí cho chiến tranh lên tới 85 tỉ đô la. Các nước châu Âu trở thành con nợ của Mĩ. Riêng nước Mĩ được hưởng lợi trong chiến tranh nhờ bán vũ khí, đất nước không bị bom đạn tàn phá, thu nhập quốc dân tăng gấp đôi, vốn đầu tư ra nước ngoài tăng 4 lần. Nhật Bản chiếm lại một số đảo của Đức, nâng cao vị thế ở khu vực Đông Á và Thái Bình Dương.
Chọn D
13. Sự kiện đánh dấu bước chuyển biến lớn của cục diện chính trị thế giới trong Chiến tranh thế giới thứ nhất là
A. Chính phủ mới được thành lập ở Đức
B. Cách mạng bùng nổ mạnh mẽ ở Đức
C. Đức kí hiệp định đầu hàng không điều kiện
D. Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi và Nhà nước Xô viết được thành lập
Phương pháp: Xem lại mục III. Kết cục của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất
Lời giải: Trong quá trình chiến tranh, thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga và việc thành lập Nhà nước Xô viết đánh dấu bước chuyển lớn trong cục diện chính trị thế giới.
Chọn D
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Bài 1 trang 28 SBT sử 11 timdapan.com"