Bài 1 trang 24 tập bản đồ Lịch sử 7

Giải bài 1 trang 24 tập bản đồ Sử 7. Quan sát lược đồ dưới đây và dựa vào SGK, em hãy


Đề bài

Quan sát lược đồ dưới đây và dựa vào SGK, em hãy:

a) Tô màu đỏ vào kí hiệu chỉ nơi nổ ra các cuộc khởi nghĩa nông dân nửa cuối thế kỉ XIV.

b) Điền vào chỗ chấm (…) trên lược đồ tên của các cuộc khởi nghĩa.

c) Đánh dấu x vào ô trống ứng với những ý em cho là đúng.

1. Nguyên nhân nào dẫn tới sự bùng nổ các cuộc khởi nghĩa nông dân nửa cuối thế kỉ XIV?

☐ Nhà nước không quan tâm đến sản xuất nên nhiều năm bị mất mùa, đói kém.

☐ Vua, quan, quý tộc nhà Trần chỉ lo ăn chơi sa đọa và bóc lột nhân dân.

☐ Nông dân nổi dậy để chống lại các cuộc tấn công của Cham-pa và các yêu sách ngang ngược của nhà Minh.

2. Sự bùng nổ các cuộc khởi nghĩa nông dân nửa cuối thế kỉ XIV chứng tỏ điều gì?

☐ Nhà Trần đã suy yếu, không còn đủ sức giữ vai trò của mình trong việc ổn định và phát triển đất nước.

☐ Ý thức của nông dân đã được giác ngộ và nâng cao.

☐ Sự sụp đổ của nhà Trần là khó tránh khỏi.

d) Trình bày ngắn gọn diễn biến một cuộc khởi nghĩa nông dân thế kỉ XIV mà em đã được học.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Lời giải chi tiết

a), b)

Lược đồ khởi nghĩa nông dân nửa cuối thế kỉ XIV

c)

1. Nguyên nhân nào dẫn tới sự bùng nổ các cuộc khởi nghĩa nông dân nửa cuối thế kỉ XIV?

☒ Nhà nước không quan tâm đến sản xuất nên nhiều năm bị mất mùa, đói kém.

☒ Vua, quan, quý tộc nhà Trần chỉ lo ăn chơi sa đọa và bóc lột nhân dân.

2. Sự bùng nổ các cuộc khởi nghĩa nông dân nửa cuối thế kỉ XIV chứng tỏ điều gì?

☒ Nhà Trần đã suy yếu, không còn đủ sức giữ vai trò của mình trong việc ổn định và phát triển đất nước.

☒ Sự sụp đổ của nhà Trần là khó tránh khỏi.

d)

Diễn biến một cuộc khởi nghĩa nông dân thế kỉ XIV:

Cuộc khởi nghĩa của Phạm Sư Ôn ở Quốc Oai - Hà Nội:

Đầu năm 1390, nhà sư Phạm Sư Ôn hô hào nông dân nổi dậy ở Quốc Oai - Hà Nội. Nghĩa quân hoạt động ở vùng Sơn Tây, lực lượng hùng hậu, đã kéo quân về đánh chiếm kinh thành Thăng Long trong ba ngày. Vua Trần phải bỏ thành chạy lên Bắc Giang. Sau đó, cuộc khởi nghĩa bị triều đình đàn áp.