Bài 1 trang 21 SBT sử 10

Giải bài tập 1 trang 21 sách bài tập Lịch sử 10. Hãy khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng


Câu 1 -> 4

1. Nước nào đã có công thống nhất Trung Quốc?

A. Tần.                 C. Ngụy.

B. Hán.                 D. Triệu.

Phương pháp: Xem lại mục 1. Trung Quốc thời Tần, Hán

Lời giải:

Nước Tần đã có công thống nhất Trung Quốc.

Chọn: A

2. Trung Quốc được thống nhất vào thời gian nào ?

A. Năm 221 TCN.        C. Năm 122TCN.

B. Năm 212 TCN.        D. Năm 206 TCN.

Phương pháp: Xem lại mục 1. Trung Quốc thời Tần, Hán

Lời giải:

Trung Quốc được thống nhất vào năm 221 TCN. 

Chọn: A

3. Người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa làm nhà Tần suy sụp là

A. Trần Thắng, Ngô Quảng.  C. Hạng Vũ.

B. Lưu Bang.                       D. Lã Bất Vi.

Phương pháp: Xem lại mục 1. Trung Quốc thời Tần, Hán

Lời giải:

Người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa làm nhà Tần suy sụp là Trần Thắng, Ngô Quảng.

Chọn: A

4. Quan hệ sản xuất chính được thiết lập dưới thời Tần – Hán là

A. quan hệ bóc lột của quý tộc đối với nông dân công xã.

B. quan hệ bóc lột của chủ nô đối với nô lệ.

C. quan hệ bóc lột của lãnh chúa đối với nông nô.

D. quan hệ bóc lột của địa chủ đối với nông dân lĩnh canh.

Phương pháp: Xem lại mục 1. Trung Quốc thời Tần, Hán

Lời giải:

Quan hệ sản xuất chính được thiết lập dưới thời Tần – Hán là quan hệ bóc lột của địa chủ đối với nông dân lĩnh canh.

Chọn: D


Câu 5 -> 8

5. Chế độ phong kiến Trung Quốc được xác lập khi

A. quan hệ vua - tôi được xác lập.

B. quan hệ bóc lột của quý tộc đối với nông dân công xã được xác lập.

C. quan hệ bóc lột địa tô của địa chủ đối với nông dân lĩnh canh được xác lập.

D. vua Tần xưng là Hoàng đế.

Phương pháp: Xem lại mục 1. Trung Quốc thời Tần, Hán

Lời giải:

Chế độ phong kiến Trung Quốc được xác lập khi quan hệ bóc lột địa tô của địa chủ đối với nông dân lĩnh canh được xác lập.

Chọn: C

6. Đặc điểm nổi bật nhất của thời Tần, Hán ở Trung Quốc là

A. trong xã hội, hình thành hai giai cấp cơ bản là địa chủ và nông dân lĩnh canh.

B. chế độ phong kiến Trung Quốc hình thành và bước đầu được củng cố.

C. đây là chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền.

D. hai triều đại này đều thực hiện chính sách bành trướng, mở rộng lãnh thổ.

Phương pháp: Xem lại mục 1. Trung Quốc thời Tần, Hán

Lời giải:

Đặc điểm nổi bật nhất của thời Tần, Hán ở Trung Quốc là chế độ phong kiến Trung Quốc hình thành và bước đầu được củng cố.

Chọn: B

7. Chế độ ruộng đất nổi tiếng dưới thời Đường là

A. chế độ tô, dung, điệu.   

B. chế độ tỉnh điền.

C. chế độ quân điền.   

D. chế độ lộc điền.

Phương pháp: Xem lại mục 2. Sự phát triển chế độ phong kiến dưới thời Đường

Lời giải: 

Chế độ ruộng đất nổi tiếng dưới thời Đường là chế độ quân điền.

Chọn: C

8. Ý nào dưới đây đánh giá đúng nhất về nhà Đường trong lịch sử chế độ phong kiến Trung Quốc ?

A. Nền kinh tế phát triển tương đối toàn diện.

B. Chế độ phong kiến Trung Quốc phát triển đạt đến đỉnh cao.

C. Bộ máy cai trị đạt đến sự hoàn chỉnh.

D. Văn hoá phát triển, đạt nhiều thành tựu rực rỡ.

Phương pháp: Xem lại mục 2. Sự phát triển chế độ phong kiến dưới thời Đường

Lời giải:

Nhà Đường trong lịch sử chế độ phong kiến Trung Quốc có chế độ phong kiến Trung Quốc phát triển đạt đến đỉnh cao.

Chọn: B


Câu 9 -> 12

9. Ai sáng lập ra nhà Minh ở Trung Quốc?

A. Trần Thắng, Ngô Quảng.

B. Triệu Khuông Dẫn.  

C. Chu Nguyên Chương.

D. Hoàng Sào.

Phương pháp: Xem lại mục 3. Trung Quốc thời Minh, Thanh

Lời giải: 

Chu Nguyên Chương đã sáng lập ra nhà Minh ở Trung Quốc.

Chọn: C

10. Nhà Minh được thành lập trên cơ sở đánh bại sự thống trị của triều đại ngoại tộc nào ?

A. Mông cổ.            C. Thanh.

B. Nguyên.             D. Kim.

Phương pháp: Xem lại mục 3. Trung Quốc thời Minh, Thanh

Lời giải:

Nhà Minh được thành lập trên cơ sở đánh bại sự thống trị của triều đại ngoại tộc Nguyên. 

Chọn: B

11. Đặc điểm nổi bật nhất của Trung Quốc dưới thời Minh là

A. xuất hiện nhiều xưởng thủ công lớn.

B. thành thị mọc lên rất nhiều và rất phồn thịnh.

C. xây dựng hoàn chỉnh bộ máy quân chủ chuyên chế tập quyền.

D. kinh tế hàng hoá phát triển, mầm mống quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện.

Phương pháp: Xem lại mục 3. Trung Quốc thời Minh, Thanh

Lời giải:

Đặc điểm nổi bật nhất của Trung Quốc dưới thời Minh là kinh tế hàng hoá phát triển, mầm mống quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện.

Chọn: D

12. Cuộc nổi dậy làm cho nhà Minh sụp đổ do ai lãnh đạo?

A. Trần Thắng, Ngô Quảng.

B. Chu Nguyên Chương.

C. Lý Tự Thành.

D. Triệu Khuông Dẫn.

Phương pháp: Xem lại mục 3. Trung Quốc thời Minh, Thanh

Lời giải:

Cuộc nổi dậy làm cho nhà Minh sụp đổ do Lý Tự Thành lãnh đạo.

Chọn: C


Câu 13 -> 17

13. Giống như triều Nguyên, triều Thanh là

A. triều đại ngoại tộc.

B. triều đại phong kiến dân tộc.

C. triều đại đánh dấu sự phát triển đến đỉnh cao của chế độ phong kiến Trung Quốc.

D. triều đại được thành lập sau phong trào khởi nghĩa nông dân rộng lớn.

Phương pháp: Xem lại mục 3. Trung Quốc thời Minh, Thanh

Lời giải:

Giống như triều Nguyên, triều Thanh là triều đại ngoại tộc.

Chọn: A

14. Chính sách thống trị của nhà Thanh đã gây ra hậu quả nghiêm trọng nhất đối với Trung Quốc là

A. chính sách thống trị ngoại tộc làm cho chế độ phong kiến Trung Quốc ngày càng trì trệ.

B. chính sách áp bức dân tộc làm cho các mâu thuẫn xã hội ngày càng tăng.

C. chính sách "bế quan toả cảng" gây nên nhiều cuộc xung đột kịch liệt với thương nhân châu Âu.

D. làm cho chế độ phong kiến ngày càng suy sụp, tạo điều kiện cho tư bản phương Tây nhòm ngó, xâm lược Trung Quốc.

Phương pháp: Xem lại mục 3. Trung Quốc thời Minh, Thanh

Lời giải:

Chính sách thống trị của nhà Thanh đã gây ra hậu quả nghiêm trọng nhất đối với Trung Quốc là làm cho chế độ phong kiến ngày càng suy sụp, tạo điều kiện cho tư bản phương Tây nhòm ngó, xâm lược Trung Quốc.

Chọn: D

15. Chính sách đối ngoại nhất quán của các triều đại phong kiến Trung Quốc là gì?

A. Giữ mối quan hệ tốt đẹp, thân thiện với các nước láng giềng.

B. Luôn thực hiện chính sách "Đại Hán", đẩy mạnh xâm lược để mở rộng lãnh thổ.

C. Chinh phục thế giới thông qua "con đường tơ lụa".

D. Liên kết với các nước lớn, chinh phục các nước nhỏ yếu.

Phương pháp: Xem lại mục 1. Trung Quốc thời Tần, Hàn, mục 2. Sự phát triển chế độ phong kiến dưới thời Đường và mục 3. Trung Quốc thời Minh, Thanh.

Lời giải:

Chính sách đối ngoại nhất quán của các triều đại phong kiến Trung Quốc là luôn thực hiện chính sách "Đại Hán", đẩy mạnh xâm lược để mở rộng lãnh thổ.

Chọn: B

16. Hãy cho biết lịch sử Việt Nam chịu ảnh hưởng như thế nào bởi chính sách đối ngoại của các triều đại phong kiến Trung Quốc

A. Có quan hệ bang giao hữu nghị, cùng phát triển.

B. Trở thành đối tượng xâm lược của tất cả các triều đại ở Trung Quốc.

C. Trở thành đối tượng xâm lược của một số triều đại ở Trung Quốc.

D. Đất nước không phát triển được.

Phương pháp: Xem lại bài 5. Trung Quốc thời phong kiến và kiến thức lịch sử Việt Nam

Lời giải:

Lịch sử Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi chính sách đối ngoại của các triều đại phong kiến Trung Quốc là trở thành đối tượng xâm lược của tất cả các triều đại ở Trung Quốc.

Chọn: B

17. Triều đại nào ở Trung Quốc xâm lược Việt Nam đầu tiên và đã thất bại?

A. Triều Tần.                 B. Triều Hán.

C. Triều Đường            D. Triều Minh

Phương pháp: Xem lại mục 1. Trung Quốc thời Tần, Hán

Lời giải:

Triều đại ở Trung Quốc xâm lược Việt Nam đầu tiên và đã thất bại là triều Tần.

Chọn: A


Câu 18 -> 22

18. Triều đại nào ở Trung Quốc xâm lược nước ta và đặt ra "An Nam đô hộ phủ"?

A. Tần                 B.  Hán.

C. Đường            D. Minh

Phương pháp: Xem lại mục 2. Sự phát triển chế độ phong kiến dưới thời Đường

Lời giải:

Triều đại ở Trung Quốc xâm lược nước ta và đặt ra "An Nam đô hộ phủ" là triều Đường.

Chọn: C

19. Người đầu tiên khởi xướng Nho giáo là

A. Khổng Tử.            C. Tuân Tử.

B. Mạnh Tử.             D. Tất cả đều đúng.

Phương pháp: Xem lại mục 4. Văn hóa Trung Quốc thời phong kiến

Lời giải:

Người đầu tiên khởi xướng Nho giáo là Khổng Tử. 

Chọn: A

20. Cơ sở lí luận, tư tưởng của chế độ phong kiến Trung Quốc là

A. Nho giáo.              C. Đạo giáo.

B. Phật giáo.             D. Thiên Chúa giáo.

Phương pháp: Xem lại mục 4. Văn hóa Trung Quốc thời phong kiến

Lời giải:

Trả lời: Chọn A

21. Loại hình văn học nổi bật nhất dưới thời Đường là

A. thơ.                      C. tiểu thuyết.

B. kinh kịch.              D. sử thi.

Phương pháp: Xem lại mục 4. Văn hóa Trung Quốc thời phong kiến

Lời giải:

Loại hình văn học nổi bật nhất dưới thời Đường là thơ.

Chọn: A

22. Bốn phát minh kĩ thuật quan trọng nhất của người Trung Quốc là

A. phương pháp luyện sắt, làm men gốm, la bàn, thuốc súng.

B. phương pháp luyện sắt, đúc súng, thuốc súng, làm men gốm.

C. giấy, kĩ thuật in, la bàn, thuốc súng.

D. giấy, kĩ thuật in, phương pháp luyện sắt, thuốc súng.

Phương pháp: Xem lại mục 4. Văn hóa Trung Quốc thời phong kiến

Lời giải:

Bốn phát minh kĩ thuật quan trọng nhất của người Trung Quốc là giấy, kĩ thuật in, la bàn, thuốc súng.

Chọn: C

Bài giải tiếp theo
Bài 2 trang 24 SBT sử 10
Bài 3 trang 24 SBT sử 10
Bài 4 trang 24 SBT sử 10
Bài 5 trang 25 SBT sử 10
Bài 6 trang 25 SBT sử 10
Bài 7 trang 26 SBT sử 10
Bài 8 trang 27 SBT sử 10

Video liên quan