Bài 1. Trở thành người lớn Thực hành hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6 - Cánh diều
Em hãy xác định các thay đổi của bản thân và ghi vào bảng dưới đây. Hãy đánh dấu vào những dấu hiệu mà em quan sát thấy ở bản thân. Ô cửa về bản thân. Hãy điền vào mỗi ngón tay một nội dung sau. Hãy lựa chọn và vẽ một biểu tượng bất kì để thể hiện đặc điểm của bản thân mà em thấy hài lòng. Hình dung bản thân em trong tương lai bằng cách viết các mô tả theo gợi ý sau. Hãy viết lời tự giới thiệu về bản thân để gửi cho một cơ quan, tổ chức hoặc công ti mà sau này em muốn được làm việc. Phát huy nhữ
Câu 1
a. Em hãy xác định các thay đổi của bản thân và ghi vào bảng dưới đây:
b. Hãy đánh dấu vào những dấu hiệu mà em quan sát thấy ở bản thân:
c. Ô cửa về bản thân:
- Hãy hình dung và mô tả bản thân em thông qua việc trang trí “Ô cửa về bản thân” vào ô trống.
- Sử dụng những từ ngữ, hình ảnh nói về đặc điểm ngoại hình, sở thích, tính cách, thói quen, ước mơ để làm rõ cho từng ô cửa.
Phương pháp giải:
Em tự liên hệ bản thân để hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
a. Những thay đổi của em là:
NHỮNG DẤU HIỆU THAY ĐỔI
Các dấu hiệu |
Tiểu học |
Hiện nay |
Chiều cao |
Còn thấp, bé |
Em cao hơn. |
Cân nặng |
Gầy, nhẹ cân |
Em đã tăng cân |
Giọng nói |
Còn trẻ con |
Giọng nói trầm hơn. |
Tính cách |
Vui vẻ, năng động |
Vui vẻ, năng động, chững chạc, trưởng thành hơn. |
Dáng vẻ |
Dáng người nhỏ con, trẻ con. |
Em đã bắt đầu tuổi dậy thì, vóc dáng cân đối, chững chạc hơn. |
b. Những dấu hiệu mà em quan sát thấy là:
TT |
Dấu hiệu |
Có |
Không |
1 |
Vỡ giọng |
X |
|
2 |
Tăng chiều cao |
X |
|
3 |
Lóng ngóng |
X |
|
4 |
Dễ hồi hộp |
|
X |
5 |
Cảm thấy mình lớn hơn |
X |
|
6 |
Để ý đến những lời nhận xét của bạn bè về bản thân mình. |
|
X |
7 |
Chú ý đến các bạn khác giới |
|
X |
c. Bản thân em thông qua các ô cửa về bản thân được thể hiện bằng các từ sau:
+ Cửa sổ 1: Vui vẻ, hòa đồng, tốt bụng, chăm chỉ học tập, yêu âm nhạc.
+ Cửa sổ 2: Vụng về trong cách thể hiện cảm xúc, còn hay nóng giận, bất cẩn.
+ Cửa sổ 3: Biết cách điều hòa cảm xúc, suy nghĩ chín chắn, trưởng thành hơn.
Câu 2
a. Hãy điền vào mỗi ngón tay một nội dung sau:
+ Ngón cái: Một đặc điểm của bản thân mà em thấy hài lòng.
+ Ngón trỏ: Một mục tiêu mà em đặt ra trong năm học này;
+ Ngón giữa: Một điều em mong ước về bản thân;
+ Ngón áp út: Một điều quan trọng với em;
+ Ngón út: Một đặc điểm của bản thân mà em thấy chưa hài lòng.
b. Hãy lựa chọn và vẽ một biểu tượng bất kì (cây cối, đồ vật, con vật, hình ảnh tượng trưng,...) để thể hiện đặc điểm của bản thân mà em thấy hài lòng.
Phương pháp giải:
Em tự liên hệ bản thân và hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
a.
+ Ngón cái: Là một người luôn vui vẻ, hòa đồng.
+ Ngón trỏ: Mục tiêu mà em đặt ra trong năm học này là đạt thành tích xuất sắc trong học tập.
+ Ngón giữa: Em mong bản thân học tốt hơn môn Toán.
+ Ngón áp út: Điều quan trọng với em là gia đình.
+ Ngón út: Một đặc điểm của bản thân mà em thấy chưa hài lòng: em còn hay nóng giận, bất cẩn.
b. Một biểu tượng bất kì (cây cối, đồ vật, con vật, hình ảnh tượng trưng,...) để thể hiện đặc điểm của bản thân mà em thấy hài lòng là:
Ví dụ: Em có thể vẽ biểu tượng mặt cười – thể hiện em hòa đồng, vui vẻ.
Câu 3
a. Hình dung bản thân em trong tương lai bằng cách viết các mô tả theo gợi ý sau:
+ Ngoại hình
+ Tính cách
+ Khả năng
+ Nghề nghiệp
b. Hãy viết lời tự giới thiệu về bản thân để gửi cho một cơ quan, tổ chức hoặc công ti mà sau này em muốn được làm việc.
Phương pháp giải:
Em tự liên hệ bản thân và dựa vào hiểu biết để hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
a. Bản thân em trong tương lai là:
+ Ngoại hình: Cao lớn, dáng người cân đối, chững chạc.
+ Tính cách: Vui vẻ, hòa đồng, cởi mở, luôn giúp đỡ mọi người
+ Khả năng: Luôn chăm chỉ, đạt thành tích cao trong học tập và công việc.
+ Nghề nghiệp: Là một nhà văn, biên tập viên.
b. Lời giới thiệu bản thân của em là:
Em có thể viết lời giới thiệu theo mẫu sau:
- Kính gửi: Nơi mà em muốn vào làm việc
- Tôi tên là:
- Tuổi:
- Tôi xin giới thiệu ngắn gọn 3 điểm mạnh của bản thân:
+ Kỹ tính
+ Tập trung
+ Kiên trì...
- Tôi có một châm ngôn công việc, đó là....?
- Mọi người thường nhận xét tôi là: về tính cách, về phấm chất,...
- Từ nhỏ tôi đã muốn trở thành....(nói về vị trí mà em muốn ứng tuyển)
- Cuối cùng, thể hiện sự nghiêm túc và nhiệt huyết của em với công ty, với công việc mà em muốn.
Câu 4
a. Phát huy những điểm mạnh của bản thân để trở thành người mà em mong muốn.
b. Khắc phục những điểm hạn chế của bản thân.
Phương pháp giải:
Em tự liên hệ bản thân và suy nghĩ để hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
a. Những điểm mạnh của bản thân mà em mong muốn là:
Điểm mạnh |
Cách rèn luyện |
Siêng năng |
Em luôn cố gắng làm tốt việc học tập cùng như việc nhà. |
Lạc quan |
Em luôn giữ cho tình thần được vui vẻ, lạc quan, không nao núng trước khó khăn, thử thách. |
Học tốt ngoại ngữ |
Em cố gắng trau dồi, học tập tốt hơn nữa. |
b. Những điểm hạn chế của bản thân em là:
Điểm hạn chế |
Cách khắc phục |
Thiếu cẩn thận |
Em chú ý hơn, làm chậm mà chắc, cẩn thận hơn. |
Hay nóng giận |
Em học cách điều hòa cảm xúc của bản thân. |
Học chưa tốt môn toán |
Cố gắng học tập, làm nhiều bài toán để tiến bộ. |
Câu 5
Hãy đọc tình huống sau:
Khánh và Hải là đôi bạn thân. Hôm vừa rồi khi làm bài kiểm tra, Hải có hỏi về đáp án những Khánh không trả lời bạn. Sau hôm đó, Hải có vẻ giận và không nói chuyện với Khánh.
Nếu là Khánh, em sẽ nói gì với Hải? Hãy viết những điều em muốn nói vào dòng dưới đây.
Phương pháp giải:
Em tự liên hệ bản thân để hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
Nếu là Khánh, em sẽ nói với Hải là:
+ Bởi vì đây là bài kiểm tra, mỗi người phải tự nghiêm túc làm bài của mình nên tớ mới không nhắc bài cho cậu.
+ Bài kiểm tra là để khảo sát xem khả năng của chúng ta đang ở mức độ nào để còn có những kế hoạch điều chỉnh, vậy nên phải trung thực làm bài.
+ Lần sau kiểm tra, tớ và cậu sẽ cùng nhau ôn bài để có thể làm bài tốt hơn nhé.
Câu 6
Hãy mô tả những tình huống mâu thuẫn trong quan hệ bạn bè và nêu cách xử lí.
Phương pháp giải:
Em tự liên hệ bản thân và dựa vào hiểu biết của mình để xử lí tình huống.
Lời giải chi tiết:
Tình huống |
Mô tả |
Cách xử lí |
Mâu thuẫn về tính cách |
Khi A và B cùng nói chuyện với nhau. A rất nóng tính nên đã nổi giận vô cớ với B. |
A nên suy nghĩ lại về hành vi của mình, xin lỗi B và học cách điều hòa cảm xúc. |
Mâu thuẫn trong học tập |
C và D cùng nhau giải một bài toán nhưng hai bạn lại có quan điểm và cách giải khác nhau. Hai bạn tranh cãi gay gắt vì đều cho rằng cách của mình mới đúng. |
C và D cùng nhau đến tìm cô giáo để hỏi cô về bài toán, nhờ cô phân giải. Sau đó hai bạn làm hòa. |
Mâu thuẫn trong vui chơi |
Giờ ra chơi, H đang buồn mà N lại trêu đùa H, không để tâm đến cảm xúc của H. Khiến H càng giận và buồn hơn. |
N nên suy nghĩ về hành vi của mình, xin lỗi H. N nên tinh tế hơn, không nên trêu đùa bạn mà nên an ủi, động viên bạn. |
Câu 7
a. Hãy viết ra những điểm đáng yêu mà em nhận thấy ở người bạn cùng lớp hay cùng bàn của mình.
b. Hãy viết hay vẽ một điều em muốn nhắn gửi tới bạn.
Phương pháp giải:
Em tự liên hệ bản thân và nói lên cảm xúc của em về bạn.
Lời giải chi tiết:
a. Những điểm đáng yêu mà em nhận thấy ở người bạn cùng lớp hay cùng bàn của mình là:
- Bạn cùng bàn của em có đôi mắt nâu rất đẹp, khi bạn cười đôi mắt sẽ cong cong rất dễ thương, bạn có nước da trắng hồng.
- Bạn rất vui vẻ, hòa đồng, luôn kể em nghe những câu chuyện vui.
- Bạn học giỏi môn Toán, bạn thường giúp đỡ em khi em gặp bài toán khó.
b.
- Em có thể vẽ bạn, hoặc vẽ em và bạn đang vui chơi.
- Điều em muốn nhắn gửi tới bạn là: Tớ rất vui khi được làm bạn cùng bàn với cậu. Chúng ta hãy cùng giúp đỡ nhau trong học tập để tiến bộ hơn nhé. Tớ mong cậu luôn vui vẻ, đáng yêu, mong cậu đạt được ước mơ của mình.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Bài 1. Trở thành người lớn Thực hành hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6 - Cánh diều timdapan.com"