Bài 1 trang 121 SBT sử 10
Giải bài tập 1 trang 121 sách bài tập Lịch sử 10. Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng
Câu 1->3
1. Những yếu tố hình thành truyền thống yêu nước Việt Nam là
A. Những mối quan hệ vế kinh tế - chính trị của quốc gia Văn Lang.
B. Giữ gìn và lưu truyền nền văn hoá truyền thống của tổ tiên.
C. Đoàn kết chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc.
D. Tất cả các ý trên đều đúng.
Phương pháp: Xem lại mục 1. Sự hình thành của truyền thống yêu nước Việt Nam
Lời giải:
Những yếu tố hình thành truyền thống yêu nước Việt Nam là những mối quan hệ về kinh tế - chính trị của quốc gia Văn Lang, giữ gìn và lưu truyền nền văn hoá truyền thống của tổ tiên, đoàn kết chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc.
Chọn: D
2. Truyền thuyết nào lí giải nguồn gốc dân tộc Việt?
A. Tiên Dung - Chử Đồng Tử.
B. Mị Châu - Trọng Thủy
C. Lạc Long Quân - Âu Cơ
D. Thánh Gióng
Phương pháp: Xem lại mục 1. Sự hình thành của truyền thống yêu nước Việt Nam
Lời giải:
Truyền thuyết Lạc Long Quân - Âu Cơ lí giải nguồn gốc dân tộc Việt.
Chọn: C
3. Các yếu tố góp phần hình thành nên truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến là
A. Cuộc đấu tranh chống lại ách đồ hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc.
B. Quá trình xây dựng và phát triển nến kinh tế tự chủ.
C. Cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc.
D. Tất cả các ý trên đều đúng.
Phương pháp: Xem lại mục 1. Sự hình thành của truyền thống yêu nước Việt Nam
Lời giải:
Các yếu tố góp phần hình thành nên truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến là cuộc đấu tranh chống lại ách đồ hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc, quá trình xây dựng và phát triển nến kinh tế tự chủ, cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc.
Chọn: D
Câu 4->6
4. Truyền thống yêu nước Việt Nam được hình thành từ
A. Sự hình thành quốc gia Văn Lang - Âu Lạc là cơ sở nảy sinh tình cảm yêu nước của người Lạc Việt.
B. “Cuộc cách mạng đá mới” đã làm cho đời sống vật chất được ổn định, đời sống tinh thần được nâng cao, đồng thời cũng hình thành lòng yêu nước.
C. Cuộc kháng chiến chống quân Tần thắng lợi, đã thực sự hình thành và phát triển truyền thống yêu nước.
D. Lòng yêu nước của nhân dân ta được hình thành từ khi xuất hiện các nền văn hoá thời nguyên thuỷ trên đất nước ta.
Phương pháp: Xem lại mục 1. Sự hình thành của truyền thống yêu nước Việt Nam
Lời giải:
Truyền thống yêu nước Việt Nam được hình thành từ sự hình thành quốc gia Văn Lang - Âu Lạc là cơ sở nảy sinh tình cảm yêu nước của người Lạc Việt.
Chọn: A
5. Đặc trưng nổi bật nhất của truyền thống yêu nước Việt Nam là
A. Giữ gìn và phát triển nền kinh tế nông nghiệp truyền thống.
B. Giữ gìn và phát triển nền văn hoá riêng đậm đà bản sắc dân tộc.
C. Đấu tranh chống xâm lược, bảo vệ nền độc lập dân tộc.
D. Tinh thần đoàn kết dân tộc.
Phương pháp: Xem lại mục 1. Sự hình thành của truyền thống yêu nước Việt Nam
Lời giải:
Đặc trưng nổi bật nhất của truyền thống yêu nước Việt Nam là tinh thần đoàn kết dân tộc.
Chọn: D
6. Trong tâm thức của dân tộc Việt, vấn đề dân tộc thống nhất thể hiện đầu tiên và cụ thể nhất qua sự kiện nào?
A. Thống nhất 12 sứ quân của Đinh Bộ Lĩnh.
B. Chiến tranh Nam - Bắc triều thời Lê - Mạc.
C. Sự phân chia đất nước giữa hai họ Trịnh - Nguyễn.
D. Thống nhất hai bộ tộc Lạc Việt và Âu Việt thành nước Âu Lạc
Phương pháp: Xem lại mục 2. Phát triển và tôi luyện truyền thống yêu nước trong các thế kỉ phong kiến độc lập
Lời giải:
Trong tâm thức của dân tộc Việt, vấn đề dân tộc thống nhất thể hiện đầu tiên và cụ thể nhất qua sự kiện: Thống nhất hai bộ tộc Lạc Việt và Âu Việt thành nước Âu Lạc.
Chọn: D
Câu 7->9
7. Hai chữ “đồng bào” nói lên truyền thống nào của dân tộc?
A. Lao động sáng tạo.
B. Thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.
C. Yêu nước và dũng cảm.
D. Kiên cường, bất khuất.
Phương pháp: Xem lại mục 2. Phát triển và tôi luyện truyền thống yêu nước trong các thế kỉ phong kiến độc lập
Lời giải:
Hai chữ “đồng bào” nói lên truyền thống thương yêu, đùm bọc lẫn nhau của dân tộc.
Chọn: B
8. Truyền thống yêu nước của dân tộc ta được thể hiện rõ nét nhất trong việc
A. Xây dựng một nền kinh tế tự chủ.
B. Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
C. Kháng chiến chống ngoại xâm.
D. Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với các nước láng giềng.
Phương pháp: Xem lại mục 2. Phát triển và tôi luyện truyền thống yêu nước trong các thế kỉ phong kiến độc lập
Lời giải:
Truyền thống yêu nước của dân tộc ta được thể hiện rõ nét nhất trong việc kháng chiến chống ngoại xâm.
Chọn: C
9. Nguyên nhân quan trọng nhất quyết định thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống xâm lược trong lịch sử dân tộc là
A. Sự lãnh đạo tài giỏi của người chỉ huy.
B. Tinh thần chiến đấu dũng cảm của dân tộc.
C. Truyền thống yêu nước, đoàn kết của nhân dân.
D. Địa hình, khí hậu nước ta bất lợi cho địch.
Phương pháp: Xem lại mục 3. Nét đặc trưng của truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến
Lời giải:
Nguyên nhân quan trọng nhất quyết định thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống xâm lược trong lịch sử dân tộc là truyền thống yêu nước, đoàn kết của nhân dân.
Chọn: C
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Bài 1 trang 121 SBT sử 10 timdapan.com"