Bài 1 trang 111 SBT sử 10
Giải bài tập 1 trang 111 sách bài tập Lịch sử 10. Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng
Câu 1->3
1. Nhà Nguyễn được thành lập vào
A. năm 1801. C. năm 1803.
B. năm 1802. D. năm 1804.
Phương pháp: Xem lại mục 1. Xây dựng và củng cố bộ máy nhà nước – chính sách ngoại giao
Lời giải:
Nhà Nguyễn được thành lập vào năm 1802.
Chọn: B
2. Vị vua đầu tiên của triều Nguyễn là
A. Minh Mạng. C. Gia Long.
B. Tự Đức. D. Thiệu Trị.
Phương pháp: Xem lại mục 1. Xây dựng và củng cố bộ máy nhà nước – chính sách ngoại giao
Lời giải:
Vị vua đầu tiên của triều Nguyễn là Gia Long.
Chọn: C
3. Địa danh nhà Nguyễn chọn để đặt kinh đô là
A. Thăng Long. C. Phú Xuân.
B. Thanh Hà. D. Hội An.
Phương pháp: Xem lại mục 1. Xây dựng và củng cố bộ máy nhà nước – chính sách ngoại giao
Lời giải:
Địa danh nhà Nguyễn chọn để đặt kinh đô là Phú Xuân.
Chọn: C
Câu 4->6
4. Vị vua nào dưới triều Nguyễn đã quyêt định chia đất nước thành các đơn vị hành chính tỉnh?
A. Gia Long. B. Minh Mạng
C. Thiệu Trị D. Tự Đức
Phương pháp: Xem lại mục 1. Xây dựng và củng cố bộ máy nhà nước – chính sách ngoại giao
Lời giải:
Vua Minh Mạng dưới triều Nguyễn đã quyết định chia đất nước thành các đơn vị hành chính tỉnh.
Chọn: B
5. Năm 1831 - 1832, vua Minh Mạng tiến hành cuộc cải cách hành chính, chia nước ta thành
A. hai vùng Bắc thành và Nam thành.
B. ba vùng: Bắc thành, Gia Định thành và các trực doanh.
C. 30 tỉnh và một phủ Thừa Thiên.
D. 30 đạo thừa tuyên
Phương pháp: Xem lại mục 1. Xây dựng và củng cố bộ máy nhà nước – chính sách ngoại giao
Lời giải:
Năm 1831 - 1832, vua Minh Mạng tiến hành cuộc cải cách hành chính, chia nước ta thành 30 tỉnh và một phủ Thừa Thiên.
Chọn: C
6. Dười thời Nguyễn, việc tuyển chọn quan lại thông qua nguồn chính là
A. tuyển chọn con em trong hoàng tộc
B. thông qua việc mua bán quan tước.
C. thông qua giáo dục, khoa cử.
D. những người theo Nguyễn Ánh trước đây.
Phương pháp: Xem lại mục 1. Xây dựng và củng cố bộ máy nhà nước – chính sách ngoại giao
Lời giải:
Dười thời Nguyễn, việc tuyển chọn quan lại thông qua nguồn chính là thông qua giáo dục, khoa cử.
Chọn: C
Câu 7->9
7. Dưới thời Nguyễn, bộ Hoàng triều luật lệ được ban hành nhằm mục đích
A. bảo vệ quyền lợi của hoàng tộc.
B. bảo vệ nhà nước và tôn ti trật tự phong kiến
C. bảo vệ quyền lợi của nhân dân lao động.
D. bảo vệ quyền lợi của nhà vua.
Phương pháp: Xem lại mục 1. Xây dựng và củng cố bộ máy nhà nước – chính sách ngoại giao
Lời giải:
Dưới thời Nguyễn, bộ Hoàng triều luật lệ được ban hành nhằm mục đích bảo vệ nhà nước và tôn ti trật tự phong kiến
Chọn: B
8. Nhà Nguyễn đã thực hiện chính sách đối với tôn giáo là
A. cho phép tất cả các tôn giáo được tự do phát triển.
B. chỉ cho phép Thiên Chúa giáo phát triển.
C. chủ trương độc tôn Nho giáo.
D. chủ trương độc tôn Phật giáo.
Phương pháp: Xem lại mục 3. Tình hình văn hóa – giáo dục
Lời giải:
Nhà Nguyễn đã thực hiện chính sách đối với tôn giáo là chủ trương độc tôn Nho giáo.
Chọn: C
9. Chính sách đối ngoại của triều đình nhà Nguyễn là
A. phục tùng nhà Thanh.
B. bắt Lào và Chân Lạp phải thần phục.
C. không quan hệ với các nước phương Tây.
D. tất cả các ý trên đều đúng.
Phương pháp: Xem lại mục 1. Xây dựng và củng cố bộ máy nhà nước - chính sách ngoại giao
Lời giải:
Chính sách đối ngoại của triều đình nhà Nguyễn là phục tùng nhà Thanh, bắt Lào và Chân Lạp phải thần phục, không quan hệ với các nước phương Tây.
Chọn: D
Câu 10->12
10. Theo chính sách quân điền, ruộng đất được ưu tiên chia cho
A. vua và quý tộc, quan lại.
B. quan lại, quý tộc và binh lính.
C. nông dân, thợ thủ công.
D. binh lính.
Phương pháp: Xem lại mục 2. Tình hình kinh tế và chính sách của nhà Nguyễn
Lời giải:
Theo chính sách quân điền, ruộng đất được ưu tiên chia cho quan lại, quý tộc và binh lính.
Chọn: B
11. Nguyên nhân căn bản làm cho chính sách quân điền của nhà Nguyễn không thể thực hiện rộng rãi được là
A. do nhân dân không ủng hộ.
B. do việc chia ruộng đất không công bằng.
C. do ruộng đất công còn quá ít.
D. do sự chống đối của quan lại địa phương.
Phương pháp: Xem lại mục 2. Tình hình kinh tế và chính sách của nhà Nguyễn
Lời giải:
Nguyên nhân căn bản làm cho chính sách quân điền của nhà Nguyễn không thể thực hiện rộng rãi được là do ruộng đất công còn quá ít.
Chọn: C
12. Nét nổi bật về tình hình thủ công nghiệp dưới triều Nguyễn là
A. một số nghề thủ công như làm gốm sứ, kéo tơ, dệt vải lụa, nấu đường, khai mỏ tiếp tục phát triển.
B. thủ công nghiệp nhà nước được tổ chức quy mô lớn với nhiều ngành nghề.
C. các làng, phường thủ công trong nhân dân vẫn được duy trì nhưng không phát triển.
D. do chính sách của nhà nước và nhu cầu thị trường nên các mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa không phát triển được.
Phương pháp: Xem lại mục 2. Tình hình kinh tế và chính sách của nhà Nguyễn
Lời giải:
Nét nổi bật về tình hình thủ công nghiệp dưới triều Nguyễn là một số nghề thủ công như làm gốm sứ, kéo tơ, dệt vải lụa, nấu đường, khai mỏ tiếp tục phát triển.
Chọn: A
Câu 13->16
13. Đến thế kỉ XX, ở nước ta đã xuất hiện nghề thủ công mới nào?
A. Làm tranh sơn mài
B. In tranh dân gian.
C. Làm đường trắng
D. Khai mỏ.
Phương pháp: Xem lại mục 2. Tình hình kinh tế và chính sách của nhà Nguyễn
Lời giải:
Đến thế kỉ XX, ở nước ta đã xuất hiện nghề thủ công mới in tranh dân gian.
Chọn: B
14. Về thương nghiệp, nhà Nguyễn thực hiện chủ trương
A. phát triển buôn bán trong nước.
B. không buôn bán với nước ngoài.
C. nhà nước giữ độc quyền buôn bán.
D. tự do buôn bán.
Phương pháp: Xem lại mục 2. Tình hình kinh tế và chính sách của nhà Nguyễn
Lời giải:
Về thương nghiệp, nhà Nguyễn thực hiện chủ trương nhà nước giữ độc quyền buôn bán.
Chọn: C
15. Nhà nước thành lập Quốc sử quán là để
A. chuyên sưu tầm, lưu trữ sử sách cổ và biên soạn các bộ sử chính thống.
B. chuyên việc sáng tác, biên soạn các tác phẩm văn học chữ Nôm.
C. chuyên tổ chức các khoa thi để tuyển chọn quan lại
D. chuyên làm các tác phẩm hội hoạ, điêu khắc.
Phương pháp: Xem lại mục 3. Tình hình văn hóa – giáo dục
Lời giải:
Nhà nước thành lập Quốc sử quán là để chuyên sưu tầm, lưu trữ sử sách cổ và biên soạn các bộ sử chính thống.
Chọn: A
16. Tác phẩm Lịch triều hiến cương loại chí do ai biên soạn?
A. Trịnh Hoài Đức
B. Phan Huy Ích.
C. Phan Huy Chú.
D. Ngô Cao Lăng.
Phương pháp: Xem lại mục 3. Tình hình văn hóa – giáo dục
Lời giải:
Tác phẩm Lịch triều hiến cương loại chí do Phan Huy Chú biên soạn
Chọn: C
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Bài 1 trang 111 SBT sử 10 timdapan.com"